Việc thi hành án khi có thay đổi giá tài sản tại thời điểm thi hành án ?
comment
Gia đình tôi được hưởng tài sản thừa kế của bố tôi nằm trong khối tài sản chung với bà A. Theo bản án thì bà A phải trả cho gia đình tôi 1/3 khối tài sản chung với bố tôi là ngôi nhà và diện tích đất là 1412m2 do bố tôi và bà A đứng tên mua chung năm 1997. Tại thời điểm bản án có hiệu lực (năm 2007) toà định giá 1/3 tài sản đó tương ứng với số tiền là 100 triệu đồng. Bà A không tự nguyện thi hành án, nên tháng 2/2008 gia đình tôi gửi đơn yêu cầu thi hành án. Đến tháng 9/2009 cơ quan thi hành án huyện tổ chức cưỡng chế kê biên tài sản để đảm bảo thi hành án. Tại thời điểm cưỡng chế kê biên khối tài sản chung đã tăng giá gấp đôi với giá tại thời điểm bản án có hiệu lực. Trước khi tổ chức cưỡng chế kê biên gia đình tôi đã có đơn đề nghị cơ quan thi hành án định giá lại tài sản để đảm bảo quyền lợi cho chúng tôi, nhưng cơ quan thi hành án không định giá lại tài sản. Khi cưỡng chế kê biên, cơ quan thi hành án chỉ kê biên có 200m2 đất và ngôi nhà cấp 4 đã hết khấu hao (xây từ năm 1990 và toà án định giá ngôi nhà này năm 2007 là 6 triệu đồng). Chúng tôi rất bức xúc vì nếu cơ quan thi hành thi hành bản án theo giá trị bằng tiền, thì tại thời điểm này giá trị khối tài sản chung đã tăng, mà bà A chỉ phải kê biên có 200m2 đất và ngôi nhà cấp 4 đã hết khấu hao (xây từ năm 1990) thì thiếu công bằng. Nay tôi có một vài vấn đề sau:Khi giải quyết vụ việc Chi cục Thi hành án huyện Đông Triều đã kê biên diện tích: 200m2 đất và một số cây cối nằm trong khối tài sản chung của bố tôi và bà A nhưng lại ra các Quyết định là kê biên tài sản của bà A để thi hành án và đem bán đấu giá số tài sản này chỉ bằng 1/3 giá Uỷ ban tỉnh Quảng Ninh quy định (quyền sử dụng đất tại vị trí thửa đất này là 1.500.000đồng/m2 đất ở). Theo giá Uỷ ban tỉnh quy định thì 200m2 đất có giá là 300 triệu đồng, nhưng cơ quan thi hành án cho tổ chức bán đấu giá toàn bộ khối tài sản kê biên với giá khởi điểm bằng 152 triệu đồng, qua cuộc bán đấu giá thì tài sản trên có giá là 170 triệu đồng. Hiện nay cơ quan THA gọi gia đình chúng tôi lên thanh toán bản án với giá trị thành tiền cho mỗi người thừa kế là 18.999.000 đồng theo bản án tuyên từ tháng 12/2007, trong khi tại thời điểm này giá trị tài sản chung của bố tôi và bà A đã tăng gấp 3 lần. Việc thanh toán tiền như trên gây thiệt thòi cho gia đình chúng tôi. Chúng tôi đã gửi đơn khiếu nại về việc giá trị tài sản tăng nhưng Chi cục Thi hành án huyện Đông Triều đã không chấp nhận, chúng tôi tiếp tục khiếu nại đến Cục Thi hành án dân sự tỉnh Quảng Ninh, nhưng chưa có quyết định giải quyết khiếu nại thì Chi cục Thi hành án huyện Đông Triều lại ra quyết định yêu cầu chúng tôi nộp số tiền án phí còn lại theo bản án tuyên (bản án tuyên mỗi người thừa kế phải nộp số tiền là 9.999.999 đồng cho mỗi phần thừa kế được hưởng là 18.999.000 đồng, chúng tôi đã nộp tạm ứng là 300.000 đồng. Xin hỏi:
1) Việc Chi cục Thi hành án huyện Đông Triều cho rằng số tài sản kê biên (nằm trong khối tài sản chung của bố tôi và bà A, nhưng bản án giao cho bà A quản lý và thanh toán chênh lệch cho các đồng thừa kế như trên) là của bà A có đúng pháp luật không?
2) Chi cục Thi hành án huyện Đông Triều gửi bán đấu giá quyền sử dụng đất kê biên với giá thấp bằng 1/3 giá Uỷ ban tỉnh quy định như thế có đúng pháp luật không?
3) Gia đình tôi có được hưởng giá trị thực tế của khối tài sản di sản thừa kế của bố tôi để lại nằm trong khối tài sản chung của bà A mà toà đã giao cho bà A quản lý như nội dung bản án trên không?
4) Chi cục Thi hành án huyện Đông Triều ra quyết định triệu tập chúng tôi đến nộp số tiền còn lại của án phí khi chưa có quyết định giải quyết khiếu nại của cấp trên như thế có đúng không?
5) Tôi phải làm đơn khiếu nại đến cơ quan nào thì mới nhận được giải quyết?
Trả đơn yêu cầu thi hành án có đúng không?
comment
Người được thi hành án có đơn đề nghị trả lại đơn yêu cầu thi hành án. Cơ quan thi hành án ra Quyết định trả lại đơn yêu cầu thi hành án theo Điều 50 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 mà không tiến hành việc xác minh có được không?
Tư vấn ra quyết định thi hành án trong trường hợp ủy quyền làm đơn yêu cầu thi hành án ?
comment
Trường hợp ủy quyền cho người khác làm đơn yêu cầu thi hành án thì trong quyết định thi hành án đó, người được thi hành án là người ủy quyền hay người được ủy quyền? Mong nhận được tư vấn!
Thu tiền của người nộp thay người phải thi hành án ?
comment
Luật sư cho tôi hỏi ?Người khác nộp tiền thi hành án thay người phải thi hành án thì cơ quan thi hành án thu tiền là đúng hay sai?
Tôi xin cảm ơn !
Chuyển giao quyền và nghĩa vụ khi người được thi hành án chết không để lại di chúc ?
comment
Việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ khi người được thi hành án chết không để lại di chúc được quy định như thế nào? Cơ quan thi hành án sẽ giải quyết việc chuyển quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Các trường hợp Chấp hành viên bán đấu giá tài sản kê biên ?
comment
Chấp hành viên có được bán đấu giá trong trường hợp trung tâm dịch vụ bán đấu giá từ chối hay phải mời đấu giá giá viên điều hành hay không?
Có bị kê biên nhà đã mua nhưng chưa đăng ký quyền sở hữu không?
comment
Tháng 9/2010 tôi đã thỏa thuận mua 1 căn nhà của bà A và đã thực hiện việc công chứng, thanh toán tiền đầy đủ (có biên nhận), tuy nhiên vì công tác xa nên tôi chưa thực hiện việc đăng kí quyền sở hữu. Đến tháng 12/10 bà A và bà C xảy ra tranh chấp vay mượn tiền (bà C cho bà A vay tiền lấy lãi). Bà C đã khởi kiện bà A để đòi tiền tại tòa án. Vậy xin hỏi: trong trường hợp bản án tòa tuyên bà A phải trả tiền cho bà C nhưng bà A lại không còn tài sản gì để thực hiện việc thi hành án thì căn nhà mà bà A đã chuyển nhượng cho tôi có bị kê biên để thực hiện nghĩa vụ của bà A hay không? Căn cứ theo quy định nào để thực hiện việc kê biên. Xin cám ơn!
Tư vấn căn cứ từ chối đơn yêu cầu thi hành án ?
comment
Ông A khởi kiện Quyết định hành chính của UBND huyện. Toà án cấp sơ thẩm tuyên bác đơn khởi kiện của ông A, còn Toà cấp phúc thẩm tuyên chấp nhận đơn khởi kiện của ông A, xử huỷ Quyết định hành chính của UBND huyện. Ông A làm đơn yêu cầu thi hành án yêu cầu cơ quan Thi hành án ra Quyết định huỷ Quyết định hành chính của UBND huyện. Cơ quan Thi hành án từ chối nhận đơn của ông A có đúng không? Căn cứ pháp lý nào để từ chối nhận đơn? Nếu áp dụng Điều 1, Điều 35,36 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 có đảm bảo tính pháp lý không hay còn phải căn cứ vào văn bản nào nữa?
Tư vấn thi hành án đối với nghĩa vụ liên đới?
comment
Tôi có vay tiền của một số người, tổng cộng là 3,2 tỉ. Trong đó, vì thương vợ bị xiết nợ nên chồng tôi có kí vào 2 giấy vay nhận tiền, tổng cộng là 1,6 tỉ; các giấy tờ vay nợ khác chồng tôi không kí. Tòa dân sự đã tuyên:- Buộc vợ chồng tôi phải trả 3,2 tỉ đồng (chồng tôi phải liên đới chịu trách nhiệm theo điều 25 Luật Hôn nhân gia đình là 1,6 tỉ);
- Nếu chưa trả, hàng tháng phải chịu lãi suất quá hạn của ngân hàng.
Do làm ăn thua lỗ, tôi đã phải bán tất cả tài sản do vợ chồng tôi làm ra trong thời kì hôn nhân để trả nợ, hàng tháng tôi vẫn trả tiền cho đội thi hành án theo thu nhập của tôi. Tuy nhiên, đội thi hành án đã kê biên mảnh đất mà mẹ chồng tôi đã cho riêng chồng tôi, đứng tên một mình chồng tôi. Ngôi nhà trên đất mẹ chồng tôi chưa cho vì bà vẫn đang ở đó. Bạn tôi có xây 4 gian nhà trên đất này từ năm 2005 đến nay để cho thuê trọ, lợi nhuận thu được bạn tôi và mẹ chồng tôi được hưởng.
Tôi muốn hỏi:
- Chồng tôi phải dùng tài sản của mình để trả nợ riêng của tôi là đúng hay sai? Mảnh đất của chồng tôi giá trị lớn hơn khoản nợ riêng của chồng tôi gấp nhiều lần, thì cơ quan thi hành án kê biên toàn bộ hay một phần mảnh đất (đây là chỗ ở duy nhất của gia đình tôi)?
- Đội thi hành án kê biên toàn bộ mảnh đất và tất cả tài sản có trên đất (gồm 1 căn nhà mẹ chồng tôi xây, hiện vẫn đang ở và 4 căn nhà bạn tôi xây) để thi hành khoản nợ riêng của tôi là đúng hay sai?
- Việc phát mại tài sản của mẹ chồng tôi và bạn tôi để trả nợ cho tôi là đúng hay sai? - Nếu chồng tôi không đồng ý với quyết định của đội thi hành án thì phải gửi đơn khiếu nại tới đâu? Thủ tục như thế nào? Cơ quan nào thụ lý và giải quyết?
Tư vấn không kê biên tài sản phục vụ quốc phòng an ninh, lợi ích công cộng ?
comment
Tại khoản 1 Điều 87 Luật THADS có quy định về tài sản không được kê biên, trong đó có tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng; tài sản do ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan, tổ chức. Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công ích, quốc phòng an ninh (ví dụ như: Viettel, các tổng tông ty xây dựng của Bộ Quốc phòng, các doanh nghiệp thuộc UBND…). Vậy căn cứ vào đâu để Chấp hành viên biết tài sản nào của doanh nghiệp dùng để phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng không được kê biên? Ngoài ra, Điều 87 của Luật THADS thuộc mục 6 về “Cưỡng chế thi hành án đối với tài sản là vật”. Như vậy, điều này có được áp dụng cho trường hợp tài sản là tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản không?
Tạm đình chỉ thi hành án nên chưa xử lý tài sản đã có quyết định kê biên ?
comment
Luật sư cho tôi hỏi :Cơ quan thi hành án đã ra quyết định kê biên tài sản của người phải thi hành án để đảm bảo cho 04 bản án. Trong quá trình chuẩn bị kê biên cơ quan thi hành án nhận được quyết định tạm đình chỉ của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tạm đình chỉ thi hành 01 trong số 04 bản án đó. Vậy cơ quan thi hành án xử lý như thế nào? Căn cứ theo văn bản hướng dẫn nào? Nếu sau này cơ quan có thẩm quyền giữ y bản án, nhưng tài sản đã thanh lý và chia xong thì quyền lợi của người được thi hành án sẽ được đảm bảo như thế nào?
Tôi xin cảm ơn !
Tài sản thừa kế trước khi bản án sơ thẩm có hiệu lực có phải thi hành án không?
comment
Luật sư cho tôi hỏi?Tài sản thừa kế trước khi bản án sơ thẩm có hiệu lực có phải thi hành án không?
Tôi xin cảm ơn !
Kỹ sư Tin học liệu có chuyển sang ngạch Chấp hành viên được không?
comment
Luật sư cho tôi hỏi ?Tôi muốn hỏi: tôi là kỹ sư Tin học liệu có chuyển sang ngạch Chấp hành viên được không?
Tôi xin cảm ơn !
Tư vấn chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án khi người phải thi hành án chết ?
comment
Luật sư cho tôi hỏi :Thủ tục thi hành án về việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án khi người phải thi hành án chết?
Tôi xin cảm ơn !
Có hoãn phiên bán đấu giá do người được thi hành án có đơn yêu cầu không?
comment
Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản tổ chức bán đấu giá tài sản kê biên để thi hành án vào 8h00' ngày 08/7/2014 nhưng 7h45’ sáng ngày 08/7/2014 Trung tâm nhận được đơn yêu cầu hoãn phiên đấu giá của người được thi hành án để người phải thi hành án trả nợ trong vòng một tháng. Trường hợp này phiên đấu giá có phải hoãn không? Trên thực tế phiên đấu giá vẫn diễn ra và đã đấu giá thành.
Như vậy, có đúng pháp luật hay không và xử lý như thế nào?
Quy định của pháp luật về kê biên, xử lý tài sản chung của người phải thi hành với người khác
comment
Khoản 2 Điều 104 Luật thi hành án dân sự 2014 quy định từ sau lần giảm giá thứ 2 trở đi mà không có người tham gia đấu giá, trả giá hoặc bán đấu giá không thành thì người được thi hành án có quyền nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án.Tôi muốn biết trường hợp tài sản được bán đấu giá có phần đất liên quan đến người thứ 3 thì người được thi hành án có quyền nhận tài sản tòa bộ tài sản bán đấu giá hay chỉ phần tài sản không liên quan đến người thứ 3.
Quy định của pháp luật về tự nguyện giao tài sản để thi hành nghĩa vụ trả tiền
comment
Công ty TNHH M là bên phải thi hành án tự nguyện giao tài sản thế chấp cho cơ quan thi hành án dân sự bán đấu giá tài sản để trả nợ cho Ngân hàng. Tôi muốn biết quy định của pháp luật về tự nguyện giao tài sản để thi hành nghĩa vụ trả tiền?
Có thể yêu cầu Văn phòng Thừa phát lại thi hành án không ??
comment
Kính gửi Quý cơ quan. Ngân hàng tôi kiện công ty A, tòa án Tp. HCM xử sơ thẩm, sau đó Ngân hàng tôi đã có đơn yêu cầu thi hành án gửi Cục THADS Tp. HCM. Nhưng sau đó Công ty A thỏa thuận với Ngân hàng tôi là sẽ giao tài sản bảo đảm để trừ nợ, chúng tôi đã có đơn xin rút yêu cầu thi hành án, THA Tp. HCM ra quyết định đình chỉ THA. Sau đó phía Công ty A không giao tài sản trừ nợ (không chịu ký công chứng hợp đồng chuyển nhượng tài sản). Vậy xin cho hỏi có cách nào yêu cầu thi hành án lại không. Mong nhận được tư vấn. Xin chân thành cảm ơn Quý cơ quan.
Tư vấn đối tượng hưởng chế độ phụ thâm niên nghề thi hành án ?
comment
Tôi là bộ đội xuất ngũ về công tác tại Tòa án từ năm 1985 và được phân công làm công tác thi hành án. Xin hỏi tôi có được hưởng chế độ trợ cấp thâm niên nghề hay không?
Đối tượng hưởng chế độ phụ thâm niên nghề thi hành án ?
comment
Luật sư cho tôi hỏi :Tôi là bộ đội xuất ngũ về công tác tại Tòa án từ năm 1985 và được phân công làm công tác thi hành án. Xin hỏi tôi có được hưởng chế độ trợ cấp thâm niên nghề hay không?
Tôi xin cảm ơn !
Xử lý việc thi hành án bồi thường cho cơ quan nhà nước trước ngày 01/7/2004 ?
comment
Luật sư cho tôi hỏi :Tại Chi cục Thi hành án chúng tôi, một số trường hợp Chi cục Thi hành án (trước đây là Đội thi hành án huyện) đã chủ động ra quyết định thi hành án khoản bồi thường cho cơ quan nhà nước từ những năm 1994 và tổ chức thi hành án từ đó đến nay. Trong thời gian có hướng dẫn về việc thông báo cho các cơ quan, tổ chức làm đơn yêu cầu thi hành án trong thời hạn nhất định và nếu không làm đơn thì ra quyết định đình chỉ đối với những trường hợp này. Tuy nhiên, tại Chi cục chúng tôi lại không thực hiện hướng dẫn làm thông báo tại thời điểm trước đó. Nay, những trường hợp phải bồi thường nói trên không có điều kiện để thi hành án. \
Vậy chúng tôi phải xử lý như thế nào?
Tôi xin cảm ơn!
Tư vấn có thể kê biên tài sản thế chấp để thi hành án hay không?
comment
Luật sư cho tôi hỏi :Theo Bản án số 61/2010/DSST ngày 11 tháng 8 năm 2010, buộc A thi hành cho B số tiền 4.023.000.000 đồng và lãi suất chậm thi hành án. Qua xác minh, A có 1 tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất nhưng đã thế chấp cho một cá nhân để vay số tiền 3.000.000.000 đồng. Hợp đồng được công chứng tại phòng công chứng nhà nước trước ngày có Bản án sơ thẩm. Như vậy, hợp đồng công chứng trên có giá trị pháp lý không, và chấp hành viên có thể kê biên tài sản của A để đảm bảo thi hành án không?
Tôi xin cảm ơn !
Tư vấn có thể kê biên tài sản để thi hành án cho hộ gia đình không?
comment
Luật sư cho tôi hỏi :Quyết định của Tòa án tuyên hộ gia đình ông A phải trả nợ vay ngân hàng số tiền là 167.000.000 đồng. Sau khi án có hiệu lực ông A thỏa thuận với ngân hàng cho bán chiếc tàu đánh cá với giá 70.000 đồng để trả. Số tiền còn lại ông A không có khả năng trả tiếp. Qua xác minh được biết hiện ông A đang được mẹ để ủy quyền cho dùng nhà và đất để vay thêm vốn ngân hàng làm ăn với một hợp đồng vay vốn khác và cho ông A toàn quyền quyết định, xử lý để trả nợ ngân hàng. Vậy cơ quan thi hành án có được kê biên xử lý nhà và đất trên để thi hành án khoản vay trước hay không? Được biết nhà và đất được mẹ ủy quyền để thế chấp với khoản vay sau này ông A vẫn trả nợ đúng hạn và không có tranh chấp phải ra tòa
Tôi xin cảm ơn !
Anh ruột của Chấp hành viên có được tham gia đấu giá tài sản không?
comment
Luật sư cho tôi hỏi ?Anh ruột của Chấp hành viên, công chức trực tiếp thi hành vụ việc xử lý tài sản của ông Nguyễn Văn A có được đăng ký mua đấu giá tài sản thi hành án của ông A không?
Tôi xin cảm ơn !
Tư vấn có được giải tỏa kê biên đất theo đề nghị của người được thi hành án không?
comment
Luật sư cho tôi hỏi :Những người được thi hành án đều thống nhất đề nghị cho chuyển quyền một phần diện tích đất kê biên cho người đang tranh chấp về tài sản kê biên khởi kiện tại tòa án. Mặc dù phần tài sản còn lại không đủ thi hành án thì Chấp hành viên có thể căn cứ điểm a khoản 1 Điều 105 Luật Thi hành án giải tỏa kê biên đối với phần diện tích đất trên được không?
Tôi xin cảm ơn !
Tư vấn không nhận hồ sơ ủy thác thi hành án có đúng không?
comment
Tôi ly hôn chồng năm 2007. Theo quyết định của bản án chồng tôi phải đóng góp phí tổn nuôi con chung mổi tháng 200.000 đồng, kể từ tháng 5/2007 cho đến khi con tôi tròn 18 tuổi (con tôi sinh năm 2004. Bản án có hiệu lực tôi làm đơn yêu cầu thi hành án, cơ quan THA thụ lý và tổ chức thi hành cho tôi, sau một thời gian thi hành cơ quan THA vẫn không thu được khoản tiền nào. Qua xác minh được biết chồng tôi đã vào trú tại huyện H, tỉnh ở miền Nam, ở địa phương không để lại tài sản gì. Cơ quan thi hành án đã ủy thác vào thi hành án huyện H. Cơ quan THA huyện H đã thụ lý và tiếp tục thi hành cho tôi, sau một thời gian đến năm 2010, qua xác minh cơ quan THA huyện H biết chồng tôi trở về địa phương cũ, không để lại tài sản gì tại huyện H, nên đã ủy về cơ quan THA ban đầu và thông báo cho tôi. Tôi đến làm việc với cơ quan THA nơi tòa án xử ban đầu thi họ cho biết trường hợp này họ không nhận ủy thác lại và họ đã làm công văn kèm theo hồ sơ đề nghị cơ quan THA huyện H trả đơn theo quy định. Như vậy, cơ quan THA nơi tòa án xử ban đầu không nhận hồ sơ ủy thác của cơ quan THA huyện H có đúng không và cơ quan THA huyện H trả đơn lại cho tôi có đúng không? Trân trọng cảm ơn!
mua tài sản từ người nhận thế chấp như thế nào ?
comment
Công ty TNHH A có vay của ngân hàng số tiền là 20 tỷ, có thế chấp tài sản là căn nhà của bà B (đồng thời là giám đốc công ty A luôn). Sau đó công ty làm ăn thua lỗ nên bà B (đồng sở hữu căn nhà trên và là đại diện hợp pháp của các đồng sở hữu khác) có phối hợp cùng ngân hàng bán căn nhà trên cho một người khác và có công chứng hợp lệ, ngày công chứng là ngày 6/11. Người mua đã chuyển khoản thẳng số tiền vào tài khoản của ngân hàng, tổng cộng bán được 21 tỷ (trong khi cả gốc và lãi là 22 tỷ), phần còn lại thỏa thuận sẽ trả sau. Hợp đồng ghi tên người bán là Bà B và người mua, tuy nhiên do ngân hàng đứng ra làm thủ tục. Khi đi đăng bộ thì bị cơ quan thi hành án ra quyết định ngăn chặn chuyển nhượng, mua bán nhà, lý do: bà B này đã bị xử thua kiện, phải trả cho bà C (bên được thi hành án) 3 tỷ đồng, vì vậy bà B yêu cầu bên thi hành án ra quyết định ngăn chặn việc bán căn nhà trên do bà B chỉ có một tài sản duy nhất là căn nhà này.Xin hỏi: Việc ra quyết định trên có đúng không? Theo Luật Thi hành án dân sự thì tài sản đang thế chấp cầm cố mà không đủ để thanh toán nợ thì không được đem ra kê biên. Tuy nhiên khi liên hệ với Chấp hành viên thì được trả lời, nếu là ngân hàng đứng ra bán tài sản thì không kê biên, còn trên hợp đồng là bà B bán. Làm thế nào để đảm bảo quyền lợi của người mua? Mong nhận được tư vấn!
Tư vấn tự nguyện thi hành án có được hưởng quyền lợi gì hay không?
comment
Luật sư cho tôi hỏi :Nếu tự nguyện thi hành án thì tôi có được hưởng quyền lợi gì không?
Tôi xin cảm ơn !
Tư vấn ủy thác trả lại tài sản cho đương sự là không đúng ?
comment
Luật sư cho tôi hỏi :Cơ quan thi hành án dân sự huyện A gửi hồ sơ ủy thác thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự huyện B (khác tỉnh) về việc trả lại tài sản cho đương sự là một chiếc điện thoại di động theo như bản án của tòa tuyên. Đương sự có hộ khẩu thường trú tại huyện B nhưng cơ quan Thi hành án dân sự huyện B đã gửi trả ngược lại hồ sơ ủy thác cho huyện A, kèm theo biên bản xác minh là đương sự đã bỏ địa phương đi đâu không rõ. Đồng thời cho rằng luật không cho phép ủy thác thi hành án là "tài sản" theo Điều 55 Luật Thi hành án dân sự là đúng hay sai? Mong nhận được tư vấn!
Tôi xin cảm ơn !
Tư vấn thống nhất thời gian khấu trừ tiền thu nhập để thi hành án ?
comment
Theo quy định tại phần 3, mục 3.1, điểm a của công văn số 5847/BHXH-BC ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc khấu trừ tiên lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng của người hưởng để thi hành án dân sự thì: “BHXH huyện phải làm việc cụ thể và thống nhất bằng văn bản với cơ quan thi hành án dân sự về số tiền khấu trừ lương hàng tháng; thời gian khấu trừ (thời gian bắt đầu và thời gian thực hiện xong khấu trừ) của từng đối tượng...”. Trường hợp này thì mốc thời gian cuối cùng để tính khoản lãi suất chậm thi hành án là thời điểm nào? Vì khi thi hành xong các khoản phải thi hành án thì thời gian có thể sẽ kéo dài trong nhiều năm, mà cơ quan BHXH lại yêu cầu cơ quan thi hành án phải có văn bản thống nhất về “thời gian thực hiện xong khấu trừ”. Vậy có được lấy thời điểm ra quyết định cưỡng chế bằng hình thức khấu trừ trên là thời mốc thời gian cuối để tính lãi suất hay không? Rất mong nhận được câu trả lời sớm của trang tin. Chân thành cảm ơn!
Án phí, tiền phạt, sung công phải nộp đầy đủ vào ngân sách Nhà nước đúng không ?
comment
Luật sư cho tôi hỏi :Theo quy định trước đây khi cơ quan THADS đi nộp tiền sung công tiền án phí, phạt thì cơ quan thuế sẽ trích lại cho cơ quan THADS là 10% tổng số tiền sung công. Xin hỏi văn bản nào hướng dẫn việc trích lại số % này? Hiện nay có thay đổi gì không?
Tôi xin cảm ơn !
Tư vấn công ty A phải làm sao để lấy lại số tiền được thi hành án ?
comment
Luật sư cho tôi hỏi:Công ty A có tranh chấp 01 hợp đồng mua bán với công ty B và được tòa án buộc công ty B phải thanh toán lại số tiền 52 triệu đồng. Đã chuyển bản án qua cơ quan thi hành án và làm yêu cầu thi hành án. Xin hỏi: Sau thời gian xác minh tài sản của công ty B, thì hầu hết tài sản đã thế chấp ngân hàng và mặt bằng của công ty B là thuê lại của người khác. Hiện công ty B vẫn đang hoạt động bình thường. Trong trường hợp này thì phía công ty A phải làm sao đề lấy lại số tiền trên? Công ty A có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án phong tỏa tài khoản giao dịch của công ty B không?
Tôi xin cảm ơn !
Chưa có kháng nghị bản án thì vẫn có thể bị cưỡng chế thi hành đúng không ?
comment
Luật sư cho tôi hỏi :Cho tôi xin được hỏi: Tôi có bản án dân sự đã có hiệu lực pháp luật ngày 14/01/2011 và có đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm ngày 31/08/2011. Vậy theo Nghị quyết 60/2011/QH12 mục 2, khoản d và Luật số 65/2011/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự Điều 284b, khoản 3 thì trong thời gian chờ đợi trả lời có kháng nghị hay không thì: Cơ quan thi hành án có quyền cưỡng chế theo bản án hay không?
Tôi xin cảm ơn !
Tư vấn thời hạn thi hành án dân sự là bao lâu?
comment
Tôi sinh năm 1986, năm 1997 thì bố mẹ ly hôn. Về phần tài sản thừa kế, cả bố và mẹ tôi đều đồng ý để tôi sử dụng mảnh đất mà bố tôi đang ở hiện nay. Đến năm tôi 18 tuổi thì bố tôi phải chuyển quyền sử dụng lại cho tôi. Nhưng đến ngày 20/7/2011 tôi có ra phường hỏi về vấn đề này thì được biết phải làm đơn ra tòa để xử lại vì hiệu lực thi hành án chỉ trong vòng 5 năm, tính từ lúc tôi đủ 18 tuổi. Xin hỏi pháp luật quy định như thế nào về thời hạn thi hành án? Hiện nay bố tôi không chịu chuyển quyền sử dụng đất lại cho tôi. Tôi có phải làm đơn ra tòa hay không?
Tư vấn người phải thi hành án tự bán tài sản đã kê biên để thanh toán tiền nợ vay thế chấp có đúng không?
comment
ôi là người được thi hành án. Thi hành án thị xã Tây Ninh đã tiến hành kê biên tài sản của bà T (người phải thi hành án) vào tháng 08/2010. Sau khi kê biên, thi hành án thị xã Tây Ninh lại không tiến hành định giá để bán đấu giá. Sau nhiều lần tôi thắc mắc thì thi hành án thị xã trả lời tài sản của bà T đang thế chấp ngân hàng. Tháng 05/2011, tôi phát hiện bà T đã tiến hành công chứng bán đất mà thi hành án thị xã kê biên cho người khác, tôi liền báo cho THA thị xã biết thì THA thị xã trả lời tôi như sau: Ngân hàng đã đồng ý cho bà T tự bán tài sản mà bà đã thế chấp để trả nợ ngân hàng chứ ngân hàng không bán đấu giá như thông báo. Sau đó, thi hành án thị xã có quyết định giải tỏa kê biên đối với tài sản của bà T và có văn bản đề nghị các cơ quan có thẩm quyền cho phép bà T làm thủ tục sang nhượng đất cho người mua. Họ trả đơn yêu cầu thi hành án của tôi vì lý do bà T hết tài sản. Xin hỏi:1/ Thi hành án thị xã tây ninh cho rằng bà T được quyền tự bán tài sản để trả nợ ngân hàng theo Nghị định 163/2006 như vậy có đúng không?
2/ Sau khi bà T tự bán tài sản thế chấp cho ngân hàng (cũng là tài sản đang bị kê biên để THA) để trả nợ cho ngân hàng thì tài sản này thuộc quyền của bà T hay tài sản của người mua (khi bà T ra công chứng bán đất cho người mua thì tài sản phần đất này đang bị THA kê biên?
3/ Bây giờ tôi phải làm vì để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình? Tôi có quyền yêu cầu Tòa án hủy hợp đồng công chứng mua bán đất giữa bà T với người mua không? Hay là yêu cầu THA thị xã tiếp tục xử lý tài sản của Bà T (bị kê biên trên) để thi hành án cho tôi?
Mong nhận được tư vấn!
Cưỡng chế buộc người thứ ba giao giấy tờ để thi hành án là đúng hay sai ?
comment
Luật sư cho tôi hỏi :Tòa án tuyên buộc ông Xá giao trả tôi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hiện nay ông Xá đem thế chấp tại ngân hàng và ông Xá không có điều kiện trả tiền cho Ngân hàng để rút giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trả tôi. vậy tôi có thể yêu cầu thi hành án cưỡng chế ngân hàng trả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tôi theo Điều 116 Luật Thi hành án dân sự được không?
Tôi xin cảm ơn !
Tư vấn thi hành án theo nội dung quyết định tại bản án của Tòa án ?
comment
Luật sư cho tôi hỏi :Năm 1997, bố mẹ tôi có làm ăn thua lỗ nên viết giấy tay bán nhà cho ông A với giá 65 cây vàng thời đó. Đến năm 2009, ông A kiện nhà tôi để lấy lại nhà. Nếu nhà tôi trả đủ tiền thì sẽ đưa lại nhà cho chúng tôi. Mẹ tôi vì muốn giữ lại ngôi nhà kỷ niệm nên đã cố gắng trả được 20 cây vàng thời điểm đó. Hiện nay người đó làm đơn yêu cầu thi hành án kê biên nhà tôi. Nhà tôi chỉ có 20m2 thì làm sao có giá là 65 cây vàng được. Cho tôi hỏi nếu thi hành án kê biên nhà và đấu giá bán không đủ số tiền trên thì nhà tôi có phải trả thêm tiền cho ông A hay không?
Mong nhận được tư vấn!
Thi hành án trong trường hợp người phải thi hành án chết ?
comment
Luật sư cho tôi hỏi :Trường hợp cơ quan thi hành án đã ra quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu và đã xác minh người phải thi hành án đã chết. Sau đó toà án mới chuyển giao bản án cho cơ quan thi hành án để ra quyết định thi hành án chủ động. Vậy cơ quan thi hành án có ra quyết định thi hành án chủ động hay không? Nếu ra thì người phải thi hành án là ai? Thông báo thi hành án như thế nào? Cơ sở pháp lý liên quan đến vấn đề này? Biết rằng người phải thi hành án đã chết có để lại di sản. Mong nhận được tư vấn!
Tôi xin cảm ơn !
Quyết định của Tòa án không đề cập đến lãi chậm thi hành án thì ra quyết định thi hành án như thế nào?
comment
Luật sư cho tôi hỏi :Trường hợp quyết định công nhận sự thoả thuận của đương sự không đề cập đến việc người phải thi hành án phải chịu lãi suất chậm thi hành án nếu không thực hiện nghĩa vụ. Nhưng đơn yêu cầu thi hành án lại yêu cầu tính cả lãi suất chậm thi hành án. Vậy cơ quan thi hành án ra quyết định như thế nào? Biết là thời điểm yêu cầu thi hành án vào tháng 10/2009.
Tôi xin cảm ơn !
Tư vấn bao giờ mẹ tôi mới nhận được tiền từ bán tài sản của mình?
comment
Gia đình tôi có một tài sản bất động sản giá trị lớn đã được bán đấu giá và chuyển tiền đến cơ quan thi hành án (Chi cục Thi hành án dân sự quận Ba Đình) để thi hành quyết định tại các bản án. Cơ quan thi hành án đã thông báo tính lãi suất thi hành án đến các nguyên đơn và bị đơn là mẹ tôi và mẹ tôi đã đồng ý thông báo đó. Tuy nhiên, các nguyên đơn đã yêu cầu tính lại lãi suất. Do vậy, đến nay đã hơn 2 năm 6 tháng kể từ ngày tài sản của gia đình tôi được bán đấu giá mà mẹ tôi vẫn chưa nhận được số tiền còn lại của mình (số tiền còn lại sau khi thực hiện các bản án). Việc tính lãi suất là do cơ quan thi hành án thực hiện theo lãi suất cơ bản của ngân hàng Nhà nước theo từng thời điểm và theo quy định của pháp luật. Như vậy, việc các nguyên đơn không đồng ý với lãi suất do cơ quan thi hành án xác định thì có thể tạm dừng việc thi hành án không? Số tiền thực hiện các bản án có hiệu lực chỉ là một phần của tài sản bán đấu giá, như vậy số tiền còn lại mẹ tôi có được lấy ra ngay hay không? Nếu phải đợi cơ quan thi hành án giải quyết thì đến bao giờ mẹ tôi mới nhận được tiền của mình?Mong nhận được giải đáp!
Tư vấn người phải thi hành án chỉ phải chịu chi phí cưỡng chế đã phát sinh ?
comment
Luật sư cho tôi hỏi:Sau khi có quyết định cưỡng chế mà người phải thi hành án tự nguyện thi hành thì có phải chịu chi phí cưỡng chế hay không?
gửi bởi: Tran Thi Thuy Gian
Thời điểm thanh toán tiền thi hành án trong trường hợp đã thu tiền nhưng chưa giao tài sản cho người mua ?
comment
Cơ quan thi hành án dân sự đã bán đấu giá và thu toàn bộ số tiền mua tài sản nhưng do người phải thi hành án chưa giao tài sản, việc này đã kéo dài hơn 3 tháng, tôi đã liên tục đề nghị thực hiện theo đúng luật nhưng Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự cứ trả lời chờ, như vậy việc bàn giao tài sản có liên quan và ảnh hưởng đến việc chi trả cho người được thi hành án không, nếu chờ thì đến bao giờ? Quy định giới hạn như thế nào?
Đã nộp lệ phí xác minh tài sản nhưng vẫn chậm được thi hành án ?
comment
Luật sư cho tôi hỏi:Tôi là người có quyền lợi liên quan đến vụ án ly hôn. Người thi hành án phải trả cho tôi số tiền 20 triệu đồng từ tháng 10 năm 2009 đến nay. Cơ quan Thi hành án dân sự đã nhận đơn yêu cầu của tôi và lệ phí xác minh tài sản người phải thi hành án nhưng lâu không thấy gì? Giờ tôi phải làm sao?
Tôi xin cảm ơn !
Kê biên quyền sử dụng đất là tài sản chung của người phải thi hành án và người được thi hành án như thế nào ?
comment
Tôi làm đơn yêu cầu thi hành án số tiền 500.000.000đ trên bản án của Tòa án mà người phải thi hành án đang đại diện đứng tên trên quyền sử dụng đất đó. Tòa án đã phân chia người phải thi hành án được 1/2 trên tổng giá trị quyền sử dụng đất đó tương đương với số tiền 3 tỷ đồng còn 1/2 còn lại thuộc sở hữu 3 người trong đó có tôi. Vậy tôi có quyền yêu cầu Chấp hành viên thi hành án 1/2 giá trị quyền sử dụng đất mà tôi cùng 2 người còn lại được hưởng theo bản án của Tòa không?
Tư vấn giải quyết việc mua căn nhà đã bị kê biên ?
comment
Tôi mua một căn nhà đã bị kê biên và hạn đến 10/4/2015 nếu không lên nộp tiền thì sẽ đưa ra đấu giá. Tuy nhiên, ngày 07/4/2015 tôi cùng chủ nhà đã đến Chi cục Thi hành án dân sự và nộp tiền và đóng án phí liên quan. Tài sản được giải tỏa và chúng tôi đã thực hiện xong hoạt động mua bán và đang trong thời gian chờ để cơ quan tài nguyên trả sổ mới. Tuy nhiên, đến ngày 14/4/2015 Chi cụ Thi hành án dân sự lại thông báo là còn án phí của một bản án khác chưa được đóng và bản án này không liên quan tranh chấp tài sản này và họ đã thông báo Sở Tài nguyên và Môi trường dừng việc sang tên sổ đỏ. Vậy trong hợp này tôi phải làm sao?
Yêu cầu Chấp hành viên chứng kiến thỏa thuận thì phải chịu phí thi hành án như thế nào ?
comment
Tôi là bị đơn trong vụ kiện tranh chấp thừa kế là nhà đất. Hiện tại miếng đất chưa có chủ quyền. Tòa tuyên tôi phải hoàn trả cho nguyên đơn số tiền 420.000.000 đồng. Tôi đã thỏa thuận với nguyên đơn và bên nguyên chịu nhận 400.000.000 đồng. Tuy nhiên để làm giấy xác nhận chủ quyền thì Phòng tài nguyên môi trường quận yêu cầu phải có giấy xác nhận đã thi hành án. Hỏi vậy nếu tôi và bên nguyên đơn tự thỏa thuận và yêu cầu Chấp hành viên xác nhận thì có phải chịu phí thi hành án không? Nếu có thì phí là bao nhiêu.
Được nhận tiền còn lại sau khi thi hành án trong trường hợp ủy quyền sổ đỏ cho người khác thế chấp không ?
comment
Cho em xin hỏi bố mẹ em có ủy quyền cho một người bạn sổ đỏ nhà và đất để thế chấp ngân hàng và đã chậm nộp lãi và gốc nên bây giờ cơ quan thi hành án kê biên cưỡng chế và đấu giá tài sản thì nếu vậy bên đấu giá thẩm định giá thì số tiền dư khi bán nhà và đất thì bên nào sẽ được nhận số tiền dư đó? Vì khi thế chấp chỉ có 50% thôi. Em xin cảm ơn!Gửi bởi: Nguyễn Ngọc Tân
Tư vấn kê biên, xử lý tài sản đang thế chấp ?
comment
Ông A là người phải thi hành án cho bà B. Để thi hành vụ việc trên Chi cục THADS huyện M đã tiến hành kê biên tài sản của ông A theo quy định tại Điều 90 Luật THADS - Tài sản này ông A đang thế chấp tại Ngân hàng. Sau khi tiến hành các thủ tục thẩm định giá, bán đấu giá, bà B là người mua trúng tài sản đấu giá. Lúc này hợp đồng tín dụng giữa ông A và Ngân hàng chưa đến hạn nhưng sau khi cơ quan THA kê biên tài sản của ông A thì Ngân hàng đã gửi công văn đến cơ quan THA đề nghị phối hợp thu hồi nợ và ưu tiên thanh toán cho Ngân hàng. Sau khi bán tài sản, cơ quan THA đã thanh toán tiền cho Ngân hàng, số tiền còn lại để thi hành các khoản phải THA theo quy định. Tuy nhiên sau khi tài sản bị bán đấu giá, ông A đã khởi kiện Chi cục THADS đề nghị Tòa án hủy Quyết định kê biên, biên bản kê biên, hợp đồng bán đấu giá tài sản giữa Chi cục THADS với công ty bán đấu giá, đề nghị hủy hợp đồng mua bán tài sản đấu giá giữa công ty bán đấu giá và bà B là người mua trúng tài sản; Tòa án sơ thẩm thụ lý vụ việc trên và xem xét toàn bộ quá trình thi hành án của cơ quan THADS. Sau đó tuyên hủy yêu cầu khởi kiện của ông A. Ông A tiếp tục kháng cáo bản án sơ thẩm. Tòa án Phúc thẩm xét xử cho rằng cơ quan THA được phép kê biên tài sản của người phải THA nhưng không được xử lý tài sản đã kê biên khi hợp đồng tín dụng chưa đến hạn và không coi công văn Ngân đề nghị phối hợp thu hồi nợ của Ngân hàng là sự đồng ý của Ngân hàng để cơ quan THA xử lý tài sản đang cầm cố. Do vậy Tòa Phúc thẩm tuyên hủy án sơ thẩm để xét xử sơ thẩm lại do chưa làm rõ ý kiến của Ngân hàng.Hiện nay Tòa án sơ thẩm đã thụ lý lại vụ việc đẻ xét xử lại. Vụ việc kéo dài khiến cơ quan THA không giao được tài sản cho người mua trúng đấu giá, gây tổn thất cho người mua trúng đấu giá cũng là người được THA. Qua vụ việc trên tôi có những câu hỏi như sau:- Theo quy định tại Điều 90 Luật THADS thì cơ quan THA kê biên tài sản của ông A đang thế chấp tại Ngân hàng khi hợp đồng tín dụng chưa đến hạn có đúng không?
- Khi xử lý tài sản kê biên pháp luật có quy định phải được sự đồng ý của Ngân hàng hay không? Công văn đề nghị phối hợp thu hồi nợ của Ngân hàng gửi cơ quan THA có được coi là sự đồng ý của Ngân hàng không?
- Nếu cơ quan THA được phép kê biên tài sản của ông A theo Điều 90 Luật THADS thì theo quy định tại Điều 101 về bán tài sản đã kê biên thì việc cơ quan THA bán đấu giá tài sản của ông A không quy định việc hợp đồng tín dụng phải đến hạn và Ngân hàng phải đồng ý cho bán tài sản thì cơ quan THA mới được bán. Vậy việc Tòa án cấp phúc thẩm nhận định cơ quan THA bán tài sản của ông A khi chưa được sự đồng ý của Ngân hàng có đúng không?
- Tòa án có thẩm quyền xem xét quá trình THA của cơ quan THA hay không?
Tư vấn cưỡng chế tài sản của công ty tại chi nhánh để thi hành án ?
comment
Nội dung bản án tuyên công ty TNHH A có nghĩa vụ phải trả số tiền là 100.000.000 đồng cho công ty B. Quá trình xác minh được biết công ty TNHH A không có điều kiện để thi hành án, nhưng Chi nhánh của công ty TNHH A có điều kiện để thi hành án. Vậy cơ quan THADS có được cưỡng chế tài sản của Chi nhánh công ty TNHH A hay không? Nếu được, thì phải ban hành quyết định cưỡng chế thi hành án đối Công ty hay là Chi nhánh công ty? Trường hợp xác minh công ty TNHH A có vốn điều lệ 2 tỷ, nhưng xác minh tài khoản của công ty không có tiền thì phải xử lý như thế nào?
Tư vấn khoản tiền tuất có được coi là thu nhập hợp pháp để khấu trừ đảm bảo thi hành án không?
comment
Anh A phải cấp dưỡng nuôi con 800.000 đ/tháng cùng chị B để nuôi con chung nhưng anh A không tự nguyện thi hành án. Qua xác minh thấy anh A có nhà đất khoảng 80m2, mặt tiền 4m đang được anh dùng để ở và làm quán cắt tóc tại nhà. Ngoài ra, anh A là con duy nhất của liệt sỹ (bố đẻ) lại bị bệnh nên được hưởng tiền tuất nuôi dưỡng của liệt sỹ với số tiền 2.000.000/tháng. Vậy xin hỏi, khoản tiền tuất nuôi dưỡng này có được coi là thu nhập hợp pháp để khấu trừ đảm bảo thi hành án không? Nhà đất của anh A nhu vậy có kê biên, bán đấu giá để đảm bảo THA được k? Nghề cắt tóc của anh A rất khó để xác định thu nhập. Vậy nên áp dụng biện pháp cưỡng chế nào để thi hành án cho phù hợp?Gửi bởi: Thu Huyền