Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

THI HÀNH ÁN

19006281

Tư vấn khoản tiền tuất có được coi là thu nhập hợp pháp để khấu trừ đảm bảo thi hành án không?

14/04/2017 09:53
Câu hỏi:

Anh A phải cấp dưỡng nuôi con 800.000 đ/tháng cùng chị B để nuôi con chung nhưng anh A không tự nguyện thi hành án. Qua xác minh thấy anh A có nhà đất khoảng 80m2, mặt tiền 4m đang được anh dùng để ở và làm quán cắt tóc tại nhà. Ngoài ra, anh A là con duy nhất của liệt sỹ (bố đẻ) lại bị bệnh nên được hưởng tiền tuất nuôi dưỡng của liệt sỹ với số tiền 2.000.000/tháng. Vậy xin hỏi, khoản tiền tuất nuôi dưỡng này có được coi là thu nhập hợp pháp để khấu trừ đảm bảo thi hành án không? Nhà đất của anh A nhu vậy có kê biên, bán đấu giá để đảm bảo THA được k? Nghề cắt tóc của anh A rất khó để xác định thu nhập. Vậy nên áp dụng biện pháp cưỡng chế nào để thi hành án cho phù hợp?
Gửi bởi: Thu Huyền

Trả lời:

Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội tư vấn như sau:

Trong trường hợp bạn nêu, anh A có nhà đất khoảng 80m2, mặt tiền 4m đang được anh A dùng để ở và làm quán cắt tóc tại nhà và có khoản tiền tuất nuôi dưỡng liệt sỹ với số tiền 2.000.000/tháng thì cần xác định như sau:

1. Khoản tiền tuất nuôi dưỡng nêu trên có được coi là thu nhập hợp pháp để khấu trừ đảm bảo thi hành án không?

Điều 78 Luật Thi hành án dân sự quy định thu nhập của người phải thi hành án gồm tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động và thu nhập hợp pháp khác. Việc trừ vào thu nhập của người phải thi hành án được thực hiện trong các trường hợp theo thỏa thuận của đương sự; bản án, quyết định ấn định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án; thi hành án cấp dưỡng, thi hành án theo định kỳ, khoản tiền phải thi hành án không lớn hoặc tài sản khác của người phải thi hành án không đủ để thi hành án. Chấp hành viên ra quyết định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án. Mức cao nhất được trừ vào tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động là 30% tổng số tiền được nhận hàng tháng, trừ trường hợp đương sự có thỏa thuận khác. Đối với thu nhập khác thì mức khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế của người phải thi hành án, nhưng phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu của người đó và người được nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.

Hiện nay pháp luật không quy định cụ thể khoản thu nhập nào không được cưỡng chế khấu trừ để đảm bảo thi hành án, trừ trường hợp tài sản không được kê biên quy định tại Điều 87 Luật Thi hành án dân sự. Do đó, khoản tiền tuất nuôi dưỡng liệt sỹ được coi là thu nhập hợp pháp và có thể khấu trừ đảm bảo thi hành án. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn nêu, anh A bị bệnh nên cơ quan thi hành án dân sự phải xác minh kỹ xem anh A có nguồn thu nhập nào khác nữa không, khoản tiền tuất nuôi dưỡng liệt sỹ 2.000.000/tháng mà anh A được nhận có đủ đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu của anh A và người khác được nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật (trừ người con nêu trên) thì mới quyết định có hay không áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án khấu trừ vào số tiền tuất anh A được nhận hàng tháng.

2. Đối với tài sản là nhà đất khoảng 80m2, mặt tiền 4m đang được anh dùng để ở và làm quán cắt tóc tại nhà?

Với nội dung bản án tuyên anh A phải cấp dưỡng nuôi con 800.000 đ/tháng cùng chị B để nuôi con chung thì đây là loại bản án thi hành theo định kỳ và thời hạn yêu cầu thi hành án 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ (từng tháng), kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn hàng tháng quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Thi hành án dân sự. Vì vậy, khi hết thời hạn hàng tháng thì nghĩa vụ thi hành án của định kỳ tháng sau mới phát sinh, khi đó Chấp hành viên áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án để đảm bảo thi hành nghĩa vụ thi hành án của những định kỳ (tháng) đã qua nếu người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án.

Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 125/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ quy định Chấp hành viên căn cứ vào nội dung bản án, quyết định; tính chất, mức độ, nghĩa vụ thi hành án; điều kiện của người phải thi hành án; đề nghị của đương sự và tình hình thực tế của địa phương để lựa chọn việc áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án thích hợp. Việc áp dụng biện pháp bảo đảm, cưỡng chế thi hành án phải tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án và các chi phí cần thiết, tuy nhiên trường hợp người phải thi hành án chỉ có một tài sản duy nhất lớn hơn nhiều lần so với nghĩa vụ phải thi hành án mà tài sản đó không thể phân chia được hoặc việc phân chia làm giảm đáng kể giá trị của tài sản thì Chấp hành viên vẫn có quyền áp dụng biện pháp bảo đảm, cưỡng chế để thi hành án.

Do đó, nếu anh A không tự nguyện thi hành án và cũng không thỏa thuận được với chị B về phương thức thanh toán tiền thi hành án (như trả tiền hàng tháng từ khoản tiền tuất được nhận) thì Chấp hành viên vẫn có quyền áp dụng biện pháp bảo đảm, cưỡng chế đối với nhà đất của anh A để thi hành án đối với các định kỳ đã đến hạn.

Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho câu hỏi của bạn, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn chi tiết, chính xác nhất

Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.

Thông tư 01/2016/TT-BTP Hướng dẫn thực hiện một số thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự Thông tư 01/2016/TT-BTP Hướng dẫn thực hiện một số thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự
Nghị định số 74/2009/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án Dân sự năm 2008 Nghị định số 74/2009/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án Dân sự năm 2008
Thông tư số 01/2017/TT-BTP Về quản lý kho vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự Thông tư số 01/2017/TT-BTP Về quản lý kho vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự
Nghị định số 62/2015/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Thi hành án dân sự năm 2014 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Thi hành án dân sự năm 2014
Nghị định 76/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đặc xá Nghị định 76/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đặc xá
Nghị định 64/2011/NĐ-CP Quy định việc thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh Nghị định 64/2011/NĐ-CP Quy định việc thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh
Nghị định 09/2012/NĐ-CP Quy định về tổ chức quản lý và các chế độ đối với người lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh theo quy định của luật thi hành án hình sự Nghị định 09/2012/NĐ-CP Quy định về tổ chức quản lý và các chế độ đối với người lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh theo quy định của luật thi hành án hình sự
Nghị định 117/2011/NĐ-CP Quy định về tổ chức quản lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân Nghị định 117/2011/NĐ-CP Quy định về tổ chức quản lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân
Nghị định 47/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng về vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng Nghị định 47/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng về vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng
Nghị định số 58/2009/NĐ-CP Hướng dẫn một số điều của luật thi hành án dân sự năm 2008 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP Hướng dẫn một số điều của luật thi hành án dân sự năm 2008
Nghị định 82/2011/NĐ-CP Quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc Nghị định 82/2011/NĐ-CP Quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc
Nghị định 61/2009/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh Nghị định 61/2009/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh
Nghị định 80/2011/NĐ-CP Quy định các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù Nghị định 80/2011/NĐ-CP Quy định các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù
Luật 64/2014/QH13 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự Luật 64/2014/QH13 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự
Nghị định 57/2010/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển Nghị định 57/2010/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển
Nghị định 92/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật tương trợ tư pháp Nghị định 92/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật tương trợ tư pháp
Nghị định 47/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2011/NĐ-CP Về ti hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc Nghị định 47/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2011/NĐ-CP Về ti hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc
Luật Thi hành án năm 2008 Luật Thi hành án năm 2008
Luật Thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung năm 2014 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung năm 2014
Nghị định 94/2010/NĐ-CP Quy định về tổ chức cai nghiện ma tuý tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng Nghị định 94/2010/NĐ-CP Quy định về tổ chức cai nghiện ma tuý tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng