Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

VỤ ÁN DÂN SỰ

19006281

Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người

comment
Anh Nguyễn Hữu T bị mắc bệnh tim bẩm sinh và phải điều trị bệnh của mình rất tốn kém. Khi hoàn cảnh gia đình trở nên quá khó khăn, anh T không thể tiếp tục điều trị dẫn đến bệnh tiến triển ngày một nặng hơn. Anh T có nguyện vọng sau khi chết sẽ hiến tim và gan của mình cho y học để cuộc sống của mình trở nên có ý nghĩa hơn. Theo quy định của pháp luật, anh T có thể thực hiện được nguyện vọng của mình hay không?

Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín khi bôi nhọ trên facebook

comment
Trên trang facebook mang tên QSĐ HIT đã đăng tải những thông tin về chị A với nội dung chị A là người phá vỡ hạnh phúc gia đình của người khác, kèm theo đó là những bức ảnh không lành mạnh. Hãy đưa ra hướng giải quyết trong các trường hợp chị A do chịu áp lực nặng nề của dư luận nên đã tự tử để chứng minh cho sự trong sạch của mình. Chị A để lại bức thư với nội dung thể hiện nguyện vọng của chị về việc tiếp tục được làm sáng tỏ vụ việc để lấy lại danh dự cho bản thân và gia đình. Cha mẹ chị A có thể thực hiện được nguyện vọng của chị hay không?

Trách nhiệm và nhiệm vụ đưa người và cứu người bị tai nạn giao thông

comment
Trên đường đi giao hàng cho khách hàng, anh Nguyễn Đức C gặp tai nạn giao thông dẫn đến bất tỉnh và mất rất nhiều máu. Vì cho rằng anh C đã đi sai làn đường, mình không có lỗi trong việc gây tai nạn cho anh C nên người lái taxi đã không đưa anh C đến bệnh viện mà giữ nguyên hiện trường để đợi người nhà anh C đến bồi thường thiệt hại. Hãy giải quyết tình huống trong các trường hợp sau đây:
1. Do không được đưa đến bệnh viện kịp thời nên anh C đã tử vong;
2. Anh C được người đi đường đưa đến bệnh viện trong tình trạng cánh tay bị gãy và nát toàn bộ phần mềm. Khi siêu âm, hình ảnh siêu âm cho thấy xương cánh tay của C bị vỡ và dập rất nặng. Các bác sĩ hội chẩn và đưa ra kết luận phải mổ gấp cho anh C.
3. Anh C trong tình trạng rất nguy kịch do có máu tụ trong não, cần phẫu thuật nhưng người nhà của anh C ở quá xa nên chưa thể đến bệnh viện kịp thời.

Việc sử dụng hình ảnh có cần phải có sự đồng ý?

comment
Trương Minh A là ca sĩ đang nổi tiếng hàng đầu trong làng giải trí Việt Nam. Ngày 01/02/2017, A đi dự hội thảo về chăm sóc sắc đẹp do hãng mỹ phẩm Z tổ chức. Việc sử dụng hình ảnh của A trong những trường hợp sau đây có vi phạm quy định của pháp luật không:
1. Phóng viên tại buổi hội thảo viết bài và đăng ảnh chụp buổi hội thảo với hình ảnh khách mời và hình ảnh A đang phát biểu với tư cách khách mời danh dự?
2. Nhân viên phòng marketing công ty Z đăng ảnh trên trang web của công ty với mục đích thu hút sự chú ý và sự tin tưởng của khách hàng, nhằm giúp công ty tăng thu nhập và lợi nhuận?

Quyền có quốc tịch

comment
Anh Nguyễn Văn A và chị Đào Thị B là vợ chồng. Anh A là người gốc Việt Nam, có quốc tịch Canada, chị B có quốc tịch Việt Nam. Vợ chồng anh A và chị B có một con trai là cháu Nguyễn Tiến C. C được sinh ra tại Canada nên cũng có quốc tịch Canada theo quy định pháp luật về quốc tịch tại nước này. Khi cháu C được 6 tuổi, gia đình anh A muốn về Việt Nam sinh sống và làm việc, đồng thời để thuận lợi cho C được theo học tại Việt Nam từ cấp tiểu học. Anh A muốn xin trở lại quốc tịch quốc tịch Việt Nam và làm thủ tục cho cháu C được thay đổi quốc tịch để thuận lợi cho những hoạt động học tập và làm việc sau này. Hỏi anh A đã xin thôi quốc tịch Việt Nam thì có quyền được trở lại quốc tịch Việt Nam hay không?

Tiền cổ là loại tài sản nào theo pháp luật dân sự

comment
A là một người thích sưu tập đồ cổ, trong bộ sưu tập của mình, A thích nhất bộ sưu tập tiền cổ. Biết B là một người đang có một vài đồng tiền cổ rất quý, A ngỏ lời mua lại số tiền cổ đó và được B chấp nhận bán. Khi A đã thanh toán cho B ½ số tiền để mua tiền cổ thì B lại từ chối giao tiền cổ. Trong trường hợp này B được coi là vi phạm nghĩa vụ giao tiền không? Và tiền cổ là loại tài sản nào theo quy định của pháp luật hiện hành?

Tài sản của Pháp nhân

comment
Năm 2005, khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn X, hai anh Nguyễn Văn A và Lê Văn B đã huy động mỗi người 5 tỷ đồng cùng với đóng góp của các thành viên khác trong công ty trị giá 5 tỷ đồng. Sau 5 năm hoạt động, công ty đã thu được thêm 20 tỷ đồng lợi nhuận. Tuy nhiên đến cuối năm 2010, do xảy ra mâu thuẫn, A và B không muốn hợp tác kinh doanh với nhau nữa nên B quyết định rút số tiền mình có được trong công ty. Hỏi số tài sản mà công ty trách nhiệm hữu hạn X có bao gồm những khoản nào để từ đó có thể xác định giá trị tài sản của B trong công ty ( tính đến năm 2010)

Điều kiện đặt tên của Pháp nhân

comment
Với mục đích hướng đến thị trường không chỉ trong nước mà quốc tế nên khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên về chế biến hải sản nên A đã lấy tên gọi của doanh nghiệp là EU SEAFOOD. Tuy nhiên khi đi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp của A không được chấp nhận tên gọi đó. Hỏi vì sao tên gọi doanh nghiệp của A lại không được chấp nhận?

Yêu cầu tuyên bố mất tích của gia đình

comment
Anh A làm thủy thủ cho một công ty hàng hải X. Vài năm trước, tàu của anh A làm việc gặp sự cố anh A cùng 3 đồng nghiệp của mình bị mất tích ( công ty X cử người tìm kiếm quanh khu vực tàu gặp sự cố nhưng không tìm thấy xác cũng như không có tin tức chứng minh anh A cùng đồng nghiệp còn sống ). Hiện nay, người thân của anh A yêu cầu tòa án tuyên bố anh A chết nhằm thực hiện việc phân chia tài sản. Xin hỏi: yêu cầu của gia đình anh A là đúng hay sai?

Tuyên bố mất tích

comment
Ngày 15 tháng 6 năm 2013, đoàn tàu đánh cá của ngư dân vùng biển Quảng Bình mà Nguyễn Văn A là một thành viên, gồm 5 tàu bị gặp bão to khi đang đánh cá trên vùng biển xa đất liền. Sau khi bão tan, có 3 tàu trở về được đất liền. hai tàu còn lại không liên lạc được. Tháng 9 năm 2013, nhờ sự giúp đỡ của tàu thuyền Philipin, gia đình của các ngư dân đã có thông tin của các thành viên trên 1 tàu còn lại, tuy nhiên tàu mà A tham gia lại không có thông tin gì. Trong suốt thời gian đó đến nay, mặc dù gia đình tìm mọi cách nhưng đều không có thông tin của A. Đến tháng 9 năm 2016, do có tranh chấp về tài sản với anh chị em của A nên vợ của A là chị Lê Thị B muốn tuyên bố chồng mất tích để đảm bảo quyền lợi của chồng. Hỏi trong trường hợp này, chị B có thể yêu cầu thực hiện việc tuyên bố mất tích với chồng mình được không?

Chấm dứt việc giám hộ khi đã chữa khỏi bệnh tâm thần?

comment
Cháu Nguyễn Thị A (sinh năm 2006) mồ côi mẹ từ khi 2 tuổi, sống với bố là anh Nguyễn Văn B (sinh năm 1975). Năm 2010, sau một trận ốm, anh B đột nhiên không nhận thức và làm chủ hành vi của mình và theo yêu cầu của gia đình, tòa án tuyên bố B bị mất năng lực hành vi dân sự. Vì A còn nhỏ và bệnh tình của B cần có người chăm sóc nên hai bố con A về ở với ông bà nội của A. Đến năm 2015, sau một thời gian dài điều trị tích cực, B dần khôi phục lại tình trạng sức khỏe của mình và có kết quả của bệnh viện xác nhận B đã hoàn toàn nhận thức và làm chủ được hành vi của mình như trước đây. Hỏi trong tình huống này, ông bà nội của A có tiếp tục là người giám hộ cho A và anh B không?

Cử, thay thế người giám hộ?

comment
. Cháu Nguyễn Văn A (sinh năm 2005) mồ côi bố mẹ từ nhỏ nên A ở với gia đình chú ruột là Nguyễn Văn B (sinh năm 1972). Do điều kiện công việc nên năm 2015, gia đình của B phải rời Việt Nam sang Đức sống lâu dài, tuy nhiên B không đưa được A theo cùng mình. Vì vậy, B đã đề nghị C (sinh năm 1975) là cô ruột của A làm người giám hộ cho A và C đồng ý. Hỏi trong trường hợp này có thể thay đổi người giám hộ cho A được không?

Cử người giám hộ khi có sự tranh chấp

comment
Nguyễn Văn A là chủ một nhà hàng hải sản rất nổi tiếng ở phường X thuộc thành phố Y. Nhờ chịu khó học hỏi và chăm chỉ mà A cùng với vợ là chị B đã gây dựng thêm được hệ thống nhà hàng ăn uống ở phường X. Tuy nhiên vợ chồng A, B lại khó khăn trong việc sinh con nên sau 10 năm kết hôn, họ quyết định nhận cháu Nguyễn Văn C (sinh năm 2001 làm con nuôi. Đến năm 2015, trong một lần tai nạn giao thông, A bị rơi vào hoàn cảnh không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi còn B thì mất luôn sau đó. Do khối tài sản mà vợ chồng A, B gây dựng lên rất lớn nên trong gia đình A, mọi người đều muốn mình là người giám hộ cho A để hòng chuộc lợi cho bản thân, kết quả là con trai nuôi của AB và anh chị em của A đều nhận mình là người chăm sóc cho A. Theo anh chị, trong trường hợp này thì giải quyết như thế nào?

Xác định người giám hộ trong trường hợp có nhiều người giám hộ đương nhiên?

comment
Năm 1995, Nguyễn Văn A và Lê Thị B kết hôn với nhau, họ có hai người con là Nguyễn Thị C (sinh 1996) và Nguyễn Văn D ( sinh 2000). Đến năm 2015, do bị bệnh nặng, B dần dần không nhận thức và làm chủ hành vi của mình. Đến năm 2016, theo yêu cầu của chồng là Nguyễn Văn A thì B được tòa án tuyên bố là mất năng lực hành vi dân sự. Hiện bố mẹ B rất muốn đón con gái về nhà mình cho tiện việc chăm sóc con vì A thường xuyên đánh đập B. Vậy bố mẹ B có là người giám hộ cho B được hay không?

Anh ruột là giám hộ đương nhiên?

comment
Gia đình Nguyễn Văn A (sinh năm 1996) và Nguyễn Thị B (sinh năm 2004) bao gồm 4 người: bố, mẹ và hai anh em A, B. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, A đi làm công nhân ở nhà máy da giày cách nhà 20km Năm 2015, bố mẹ của A và B đã qua đời trong một vụ tai nạn. Nhà A và B ở gần ông bà nội nên sau cái chết của bố mẹ, hai anh em về ở với ông bà để tiện cho việc đi học của B khi A đi làm xa. Hỏi Nguyễn Thị B mới 12 tuổi có cần người giám hộ không và ai sẽ là người giám hộ cho B?

Giám hộ là pháp nhân có được không?

comment
Câu lạc bộ tình nguyện do A khởi xướng mang tên TÌNH THƯƠNG đã thành lập được 06 năm và hoạt động ổn định. Hàng năm, câu lạc bộ của A vẫn nhận được sự tài trợ, đóng góp của ba công ty cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn A cư trú, số tiền và hiện vật ước tính lên tới 20 triệu/ tháng. Trong một chuyến đi tình nguyện tại tỉnh Hà Giang, câu lạc bộ tình nguyện của A phát hiện hoàn cảnh đặc biệt của em B cha mất sớm, mẹ bỏ đi; ông bà nội ngoại đều đã già yếu và hầu như không có thu nhập đảm bảo cho cuộc sống. Các bạn trẻ trong câu lạc bộ đều rất thương B và muốn tìm cho em một người giám hộ, tuy nhiên cuộc sống của những người dân nơi cư trú của em B rất khó khăn vì vậy không ai tự nguyện là người giám hộ cho em. Cuối cùng, các thành viên của Câu lạc bộ quyết định sẽ là người giám hộ cử cho em B. Hỏi: ý định của các thành viên câu lạc bộ TÌNH THƯƠNG có thực hiện được không? Tại sao?

Giám hộ đương nhiên là anh em ruột

comment
Ngày 03/01/ 2017 M và N là đều mất do tai nạn giao thông trên đường đi làm về. M và N có hai con là A (17 tuổi) và B (6 tuổi). Kể từ năm 15 tuổi A đã bắt đầu hoạt động kinh doanh bán hàng online trên mạng và có thể tự đóng học phí cho mình, doanh thu của hoạt động kinh doanh mang lại cho A 3 triệu/ 1 tháng. Khi bố mẹ A chết, có để lại cho chị em của A số tiền là 200 triệu, A muốn tự tay mình nuôi em trai khôn lớn nên ra UBND xã X nơi cư trú của A để thực hiện việc đăng ký làm người giám hộ đương nhiên cho B đến khi B tròn 18 tuổi. Hỏi: Trong tình huống trên A có thể là người giám hộ đương nhiên của em trai mình không? Tại sao?

Xác định thẩm quyền người đi khai sinh là người trong quân dội

comment
A và B là vợ chồng, cả hai đều là bộ đội và đang đóng quân tại Thị xã Tam Điệp, tỉnh ninh Bình. Anh A quê ở Nghệ An, còn chị B quê ở Thanh Hóa. Khi chị B sinh con chị về Thanh Hóa để sinh, nhưng khi hai vợ chồng chị đi đăng ký khai sinh thì cán bộ hộ tịch từ chối đăng ký khai sinh cho cháu bé với lý do Chị B và anh A đều đã cắt hộ khẩu không cư trú tại Thanh Hóa hay Nghệ An.Và hướng dẫn anh chị đến nơi cư trú của cha hoặc mẹ để đăng ký khai sinh cho cháu bé. Hỏi: Nơi cư trú của anh A và chị B ở đâu? Anh Chị có thể đăng ký khai sinh cho con mình tại đâu?

Xác định nơi cư trú của người đã chết

comment
A bị Tòa án nhân dân huyện TD tỉnh Hưng Yên tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Anh A có vợ là B và có bố mẹ anh A là hai cụ C, D, hai cụ đã già và không có thu nhập ổn định, hàng tháng phải trông chờ vào số tiền trợ cấp ít ỏi. Tuy nhiên, do bệnh của anh A rất nặng, anh thường xuyên la hét và đập phá đồ đạc trong nhà, quá sức kiểm soát gia đình, mọi người đều nhất trí gửi anh A đến trại tâm thần huyện Y tỉnh Hưng Yên cách nhà 100 km để anh A được điều trị bởi các bác sỹ có kinh nghiệm và chuyên môn. Ngày 01/03/2017, vì bệnh tái phát anh A cắn lưỡi chết, các bác sỹ không biết phải gửi giấy báo tử về đâu vì bố mẹ anh A ở xã TS huyện M, còn chị B cư trú tại xã YN huyện TD nơi vợ chồng anh A trước đây ở; anh A chết ở bệnh viện có trụ sở tại xã MB tại huyện Y. Hỏi: Hãy xác định nơi cư trú của anh A trong tình huống trên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thủ tục khai tử cho anh A ?

Xác định nơi cư trú của bị đơn

comment
A (16 tuổi) bố mẹ của A đã ly hôn, theo quyết định của Tòa án, A sống với mẹ tại xã X huyện Y tỉnh Nam Định. Nhưng A lại thích sống với bố và thường xuyên ở với bố trong một khoảng thời gian dài. Bố của A cư trú tại xã N huyện M tỉnh Ninh Bình. Ngày 06/01/ 2017, A đánh bạn và gây thương tích cho bạn học cùng lớp là C khiến C bị thương tật suy giảm 12 % sức khỏe, bố mẹ C muốn kiện A thì phải nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nơi A cư trú. Hỏi: Trong tình huống trên nơi cư trú của A là nơi nào? Tại sao?

Không thỏa thuận về địa điểm thực hiện nghĩa vụ giao hàng

comment
Ngày 17/01/2017, A là sinh viên trường đại học Luật Hà Nội đến trung tâm điện máy Nguyễn Kim trên đường Nguyễn Chí Thanh mua 1 chiếc lò vi sóng trị giá 2 triệu đồng, A thanh toán tiền cho nhân viên bán hàng và yêu cầu nhân viên giao tài sản vào ngày 19/01/2017 nhưng không nói rõ địa điểm vận chuyển. Căn cứ vào các thông tin về địa chỉ A ghi trên phiếu mua hàng nhân viên vận chuyển của Trung Tâm Nguyễn Kim đã vận chuyển chiếc Lò vi sóng đến cổng trường đại học Luật Hà Nội. Khi đến nơi, nhân viên vận chuyển gọi cho A nhưng A không ra nhận vì A cho rằng pháp luật dân sự Việt Nam quy định trong trường hợp không thỏa thuận về địa điểm thực hiện nghĩa vụ thì bên bán phải vận chuyển tài sản đến nơi cư trú của A, trụ sở của trường Đại học Luật Hà Nội không phải nơi cư trú của A. Hỏi: Nhận định của A đúng hay sai? Tại sao?Giải quyết tình huống trên?

Quyền nuôi con nuôi khi không có sự đồng ý của vợ chồng

comment
Năm 1995 A và B kết hôn với nhau có 3 người con chung là C, D, E. Năm 2015, trên đường về nhà sau khi tan ca làm việc, A phát hiện một chiếc làn bọc chăn bên đường có em bé bị bỏ rơi, A mang em bé về nuôi và đặt tên là Q, sau một thời gian A thông báo tới cơ quan chức năng nhưng không có ai tới nhận cháu bé. A muốn nhận Q làm con nuôi nhưng B không đồng ý. Hỏi: A có thể nhận Q làm con nuôi khi vợ không đồng ý được không? Tại sao?

Quyền chuyển đổi giới tính của cá nhân

comment
A sinh ra với đầy đủ các bộ phận cơ thể và hình dáng bên ngoài là nam, nhưng bên trong con người A lại luôn mong muốn mình có thể là con gái. A nói ý nguyện của mình với bố mẹ và thuyết phục bố mẹ đồng ý cho A sang Thái Lan để thực hiện các cuộc phẫu thuật để chuyển đổi giới tính nhưng bố mẹ A phản đối kịch liệt. Bố A thậm chí còn nhốt A, khóa trái của và bắt A viết cam kết không bao giờ được chuyển đổi giới tính. Mặc dù vậy, khao khát trở thành nữ trong A vẫn rất mãnh liệt. Ngày 1/12/ 2016, A bỏ trốn khỏi nhà và mua vé máy bay sang Thái Lan, sau rất nhiều lần phẫu thuật thành công, A trở về Việt Nam với diện mạo của một cô gái rất xinh đẹp, nhưng giấy tờ của A trước đây đều ghi họ tên của A là Trân Đức A, và giới tính nam, do đó khi qua trạm kiểm soát an ninh hàng không A bị giữ lại, việc di chuyển của A gặp rất nhiều khó khăn do giấy tờ và hình dáng bên ngoài của A không thống nhất. Ngày 15/01 năm 2017, A ra UBND xã nơi cư trú của mình để thực hiện việc đổi tên và thực hiện các thủ tục thay đổi nội dung về giới tính trong sổ hộ khẩu, giấy khai sinh…Nhưng bố của A biết chuyện đã gây áp lực với cán bộ tư pháp xã. B là cán bộ tư pháp xã khi gặp A đã trả lời với A rằng “trường hợp A tự ý đi phẫu thuật chuyển giới mà không được sự đồng ý của Bố mẹ là trái pháp luật, vì vậy UBND xã không thực hiện việc sửa đổi nội dung về hộ tịch cho A”. Hỏi: Quan điểm của cán bộ tư pháp xã trong tình huống trên đúng hay sai? Tại sao?

Xác định lại giới tính khi có sự can thiệp của phẫu thuật

comment
Em Nguyễn Thị Thu M (thị xã Châu Đốc, An Giang), sinh ngày 02/5/2009, được cha mẹ làm giấy khai sinh giới tính là nữ. Vì khi sinh ra thấy bộ phận sinh dục của em M giống của con gái nên khai sinh cho em là giới tính nữ. Bé M được gia đình nuôi nấng như một bé gái, mẹ M thường cho em đeo hoa tai, mặc váy, chơi búp bê… nhưng hình dáng và tính cách bé lại bộc lộ nhiều thiên hướng về giới tính nam. Gia đình có nhiều nghi vấn và đưa em đi xét nghiệm, sau khi có kết quả xét nghiệm phân tích nhiễm sắc thể – Karyotype – em M được chẩn đoán chính xác mắc tật lỗ tiểu thấp thể bìu. Bé có dương vật cong nặng, có hai tinh hoàn, kèm theo chuyển vị dương vật bìu (dương vật nằm thấp hơn bìu).Bác sỹ tiến hành phẫu thuật lỗ tiểu thấp thể bìu. Hỏi: Anh/ Chị hãy xác định hậu quả pháp lý trong tình huống trên sau khi em M đã thực hiện xong quá trình điều trị em là nam hay nữ? Gia đình M phải làm gì để em được sống với giới tính đích thực của mình?

Quyền hiến xác và các bộ phận trong cơ thể sau khi chết

comment
Nguyễn Văn A, 35 tuổi bị TAND tỉnh Y kết án tử hình về hành vi cố ý giết người. Trước ngày thi hành án tử hình, A biết được B (bạn thân của A) đang bị suy thận cấp và cần có thận phù hợp để ghép và tiếp tục sự sống.A bày tỏ mong muốn trước khi chết được hiến thận cho bạn của mình và hiến xác cho y học. Hỏi: A có thể hiến thận cho B và hiến xác cho nền y học nước nhà được không? Tại sao?

Bòi thường khi đưa tin thất thiệt ảnh hưởng đến danh dự uy tín

comment
C là một đầu bếp nổi tiếng tại nhà hàng X. Nhà hàng Y mới mở gần nhà hàng X vì muốn thực hiện việc cạnh tranh không lành mạnh đã thực hiện một cuộc phỏng vấn trên báo mạng và đưa tin rằng C là người thường xuyên sử dụng các thực phẩm không an toàn trong nấu nướng, dẫn đến nhiều vụ ngộ độc cho khách hàng đến ăn uống tại nhà hàng. Thông tin được lan truyền nhanh chóng trên mạng khiến cho số lượng khách hàng đến nhà hàng X giảm sút nghiêm trọng. Ngoài ra, tiếng xấu này của C lan đi khắp nơi ảnh hưởng đến công việc cũng như uy tín của C. C đã gặp người của nhà hàng Y đã đưa thông tin này và yêu cầu phải có hành vi xin lỗi và cải chính các thông tin thất thiệt đưa ra nhưng nhà hàng Y không chấp nhận.

Quyền sống của cá nhân không thể bị tước đoạt khi bị bệnh.

comment
Trong một năm liên tục, gia đình A phải chăm sóc E là bà nội trong gia đình bị bệnh nặng phải nằm liệt một chỗ. Bà E rất đau đớn vì bệnh tật mang lại. Suốt một năm, bà liên tục phải truyền thuốc, tiêm thuốc, người không hoạt động được, mọi sinh hoạt trong gia đình đều phải nhờ vào con cháu. Quá đau đớn về thể xác, chán nản về tinh thần và rất thương xót con cháu, bà E đã khẩn khoản xin con cháu cho mình được chết nhưng mọi người trong gia đình đều không đồng ý. Một lần, bạn của bà E đến chơi, bà E đã kể toàn bộ nỗi khổ cho bạn mình và có lời “nhờ” khi nào sức khỏe của bà yếu hơn nữa và phải thở bằng oxy thì nhờ bạn đến thuyết phục với gia đình cho bà E được chết, trường hợp gia đình không đồng ý thì bà E xin bạn mình tìm điều kiện để rút ống thở cho mình được chết. Một thời gian ngắn sau sức khỏe của bà E rất yếu, bà E hầu như không còn nhận biết được mọi việc và phải trợ thở bằng oxy. Theo đúng lời dặn dò của bà E, bạn bà đã thuyết phục gia đình A nhưng vẫn không nhận được sự đồng ý của gia đình. Cuối cùng, bạn bà E đã chờ lúc mọi người trong gia đình ra khỏi phòng để tranh thủ rút ống thở theo đúng tâm nguyện của bà E. Tuy nhiên, do để quên đồ nên A quay lại vừa lúc ống thở của bà E bị rút. A làm ầm lên, cắm lại ống thở và đòi đưa bạn bà E lên công an vì có ý định giết bà E. Bạn bà E phản đối và nói rằng chỉ làm theo tâm nguyện của bà E mà thôi.

Quyền hình ảnh đối với cá nhân và đòi bồi thường

comment
B là một nữ sinh đang theo học năm thứ hai tại Đại học X. Vốn có vẻ ngoài ưa nhìn, B thường xuyên tham gia các hoạt động ngoại khóa và chụp rất nhiều ảnh với bạn bè hoặc chụp các ảnh cá nhân tại các sự kiện, lễ hội. Những bức ảnh của B được rất nhiều các bạn trai cùng lớp hâm mộ và nhiều bạn đã tự ý sao chép ảnh của B để làm màn hình nền trên máy điện thoại hoặc máy tính cá nhân. D là một trong những bạn trai này. Một lần đến chơi nhà người họ hàng sắp mở Spa đang thiếu ảnh nền để treo quảng cáo tại Spa. D đã khoe ảnh của B và cho người họ hàng này in ảnh của B treo tại Spa để quảng cáo cho dịch vụ làm đẹp tại Spa. B biết được điều này đã yêu cầu tiệm Spa gỡ hết các ảnh của mình xuống vì chưa được sự cho phép của mình. Nếu thực sự muốn giữ lại các bức ảnh thì Spa phải có nghĩa vụ trả tiền cho B khi sử dụng các bức ảnh này. Tiệm Spa cho rằng bức ảnh này của B được tiệm Spa treo là làm nổi tên tuổi của B, đáng nhẽ B phải trả tiền quảng cáo cho tiệm Spa. Do đó, tiệm Spa từ chối trả bất kỳ khoản tiền gì cho B và cũng không chịu gỡ các bức ảnh này xuống.

Quyền đối với Quốc tịch được xác định thế nào?

comment
A yêu và kết hôn với một người đàn ông Pháp. A sinh ra E là con gái đầu lòng. Do mâu thuẫn từ lâu với gia đình của A, B là hàng xóm đã sang chế giễu E không thể là người Việt Nam, là loại con lai, nên đi nước ngoài mà sống. Con của B là M làm tại ủy ban phụ trách việc làm giấy khai sinh cho cá nhân. Do bị sức ép từ B, M kiên quyết yêu cầu A phải khai quốc tịch của E là quốc tịch Mỹ hoặc M sẽ không đồng ý ghi nhận quốc tịch của E là Việt Nam.

Xác định dân tộc cho con như thế nào

comment
A là người Hà Nội đi tình nguyện mùa hè và gặp B là người dân tộc Hà Nhì. Thấy B xinh xắn và dễ thương, lại được học hành tử tế, A đem lòng yêu mến và xin phép gia đình được cưới B. Một năm sau, B sinh một bé trai kháu khỉnh. A đi đăng ký khai sinh cho con và dự định sẽ đăng ký cho con thuộc dân tộc Kinh nhưng B phản đối. B cho rằng theo tập quán tại quê hương của B thì con đầu lòng phải xác định dân tộc theo dân tộc của mẹ. A không đồng ý vì cho rằng như vậy sẽ ảnh hưởng đến tương lai của đứa trẻ. Hai vợ chồng không thể thống nhất trong việc xác định dân tộc của đứa trẻ trong giấy khai sinh là như thế nào.

Giao dịch của người mất năng lực hành vi

comment
N là một nhà văn. Sau một lần ốm nặng không phát hiện và chữa trị kịp thời, N đã không còn nhận thức được bình thường. Vợ của N đã yêu cầu Tòa án tuyên N là mất năng lực hành vi dân sự và đã được Tòa án ra quyết định tuyên N mất năng lực hành vi dân sự. Một thời gian sau, do biết N đã không còn trí tuệ bình thường, bạn trong hội sáng tác của N là M đã sao chép gần như nguyên vẹn một tác phẩm của N và xuất bản, bán ra ngoài thị trường. Vợ của N đã yêu cầu M phải chấm dứt ngay hành vi này và có sự xin lỗi, cải chính công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng M phản đối và nói rằng đây chỉ là quyền của N.

Người tâm thần có thể giao dịch?

comment
Sau một tai nạn giao thông, H bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe tâm thần của H không được đảm bảo, lúc nhớ lúc quên và xuất hiện một số hiện tượng nổi nóng cũng như một số hành vi không kiểm soát. Để tránh tình trạng H sẽ gây thiệt hại cho người khác hoặc sẽ mang tài sản của gia đình đi bán, K là vợ của H đã yêu cầu Tòa án có thẩm quyền xác định H trong tình trạng có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Căn cứ vào kết luận của giám định pháp y tâm thần, Tòa án đã ra quyết định tuyên bố H là người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi. Tuy nhiên, để giữ thể diện trong gia đình, K không công khai chuyện này cho mọi người được biết. Trong một lần H đang thơ thẩn chơi quanh xóm, H đã gặp P là bạn cũ. Nói chuyện được vài câu, P phát hiện H không được minh mẫn nên đã gạ H cho mình chiếc đồng hồ H đang đeo. H liền cởi đồng hồ cho P. Phát hiện ra chuyện, K đã yêu cầu P trả đồng hồ nhưng P cho rằng H thành niên, có quyền xác lập hợp đồng tặng cho tài sản cho P và P là chủ sở hữu của chiếc đồng hồ này căn cứ vào hợp đồng thỏa thuận giữa P và H.

Năng lực hành vi dân sự trong giao dịch

comment
A 10 tuổi trở thành trẻ mồ côi sau một tai nạn bị mất cả cha và mẹ. M là cô ruột của A đã thực hiện các thủ tục để giám hộ cho A. M đồng thời quản lý căn nhà và các tài sản khác của bố mẹ A để lại. 3 năm sau, do A chơi với các bạn xấu, A về đòi cô giao các tài sản của bố mẹ để bán lấy tiền chơi điện tử. M không đồng ý và còn nghiêm khắc mắng A. A đã lén lút lấy một số tài sản và bán cho O. M biết chuyện yêu cầu O phải trả lại tài sản nhưng O cho rằng đây là tài sản của A, M chỉ là người giữ hộ nên M không có quyền gì đối với các tài sản này. A đã bán cho O thì các tài sản đương nhiên thuộc sở hữu của O.

Quyền thực hiện các phương thức bảo vệ quyền dân sự

comment
C là chủ sở hữu chiếc điện thoại Iphone 7 vừa mới được giới thiệu bán trên thị trường. B không đủ tiền mua nhưng rất thích chiếc điện thoại này nên mượn của C chiếc điện thoại để xem trong một ngày. Khi đang xem điện thoại thì bạn gái của B là E đến chơi. Do tính cách sĩ diện nên B nói đây là điện thoại của mình và tặng cho E chiếc điện thoại này. Sau đó, B nói với C là đã bị móc trộm điện thoại trên đường và hứa khi nào đủ tiền sẽ mua đền C chiếc điện thoại khác. Trong một lần đi sinh nhật, C nhận thấy chiếc điện thoại của mình đang do E dùng vì có một số đặc điểm của chiếc điện thoại chỉ mình C biết. Hai bên cãi vã to tiếng. Trong cơn nóng giận, E vứt chiếc điện thoại thẳng vào tường và chiếc điện thoại bị vỡ, hỏng nặng, không sử dụng được. C đã phát hiện ra sự thật và yêu cầu B phải mua đền cho mình chiếc Iphone 7 khác.

Bồi thường thiệt hại trong giao dịch dân sự

comment
A là một họa sỹ. A có ý định mở triển lãm trong thời gian 02 năm. B là một người khách đến xem tranh, rất thích bức tranh có tên “Êm” và đề nghị được mua bức tranh này. A và B thống nhất giá bán bức tranh là 2 triệu đồng, A sẽ hỗ trợ cho người giao tranh đến tận nhà cho B. Sau khi B trả đủ 2 triệu đồng cho A, ba ngày sau, A đã giao bức tranh cho B tại nhà B. Khi mở bức tranh ra xem thì B thấy bức tranh bị nhòe mực. Hỏi ra mới biết A trên đường vận chuyển gặp cơn mưa nhưng do có quá nhiều tranh phải vận chuyển nên C không dừng lại trú mưa. Vì vậy B yêu cầu A bồi thường thiệt hại. Xin hỏi pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?

Quyền của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan?

comment
Tôi làm văn thư của công ty vừa rồi tôi nhận được một giấy triệu tập của tòa để công ty tôi tham gia vụ án dân sự là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Vậy không biết người này thì có quyền như thế nào trong vụ án dân sự? Xin luật sư trả lời giúp tôi. Tôi xin cảm ơn.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là gì?

comment
Tôi đang được tòa án triệu tập tham gia vụ án theo Giấy triệu tập thì ghi tôi là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vậy người này là như thế nào?

Nguyên đơn có được mời luật sư bảo vệ quyền lợi cho mình trong vụ án dân sự không?

comment
Tôi là đang khởi kiện tranh chấp đất đai với gia đình người hàng xóm, vụ việc của tôi đã được tòa án thụ lý và đang trong quá trình giải quyết vụ án. Tôi thấy người hàng xóm mời luật sư vậy tôi có được mời luật sư bảo vệ cho mình không?

Quyền của nguyên đơn trong vụ án dân sự?

comment
Tôi muốn hỏi nguyên đơn trong vụ án dân sự có các quyền nào? Cảm ơn luật sư.

Quyền của bị đơn trong vụ án dân sự?

comment
Tôi đang bị tòa án triệu tập tham gia vụ án dân sự do người khác khởi kiện tôi. Tôi muốn hỏi công ty luật là quyền và nghĩa vụ của bị đơn là như thế nào?

Mời luật sư tham gia vụ án dân sự có được không?

comment
Tôi là bị đơn trong vụ án tranh chấp tài sản nhưng tôi không biết phải bảo vệ quyền lợi của mình như thế nào và tôi muốn mời luật sư tham gia bảo vệ cho tôi có được không?

Tranh chấp tên miền cấp quốc gia

comment
Xin cho hỏi việc khởi kiện ra Tòa án về tranh chấp tên miền cấp quốc gia.vn thủ tục như thế nào? bên nguyên đơn cần phải nộp các tài liệu gì?

Không thực hiện thỏa thuận mua tài sản?

comment
Mẹ em có làm một bản thỏa thuận chia phần tài sản thừa kế là 150 mét vuông đất cho con của dì em. Điều kiện kèm theo được ghi trên bản thỏa thuận là người con của dì phải rút đơn kiện, không được kiện lại và giao cho mẹ em số tiền là 50 triệu.
Văn bản thỏa thuận này cả 2 bên đã ký. Ngoài ra, trước mặt nhiều người trong tổ thi hành án và người con của dì, mẹ có nói miệng là thỏa thuận này chỉ có hiệu lực trong vòng 2 tháng, phải giao tiền 1 lần và xây hàng rào ngăn cách. Điều kiện nói miệng này người con của dì cũng đã đồng ý ngay lúc đó.
Nhưng quá 3 tháng người con của dì không công chứng được giấy tờ, không giao đủ số tiền cũng như xây hàng rào ngăn cách.
Vì thế, mẹ em quyết định không thực hiện thỏa thuận nữa và chưa lấy bất cứ khoảng tiền nào mà người con của dì đưa.
Vậy việc mẹ em không thực hiện thỏa thuận trên có hợp pháp hay không và người con của dì em có thể kiện mẹ em lại không?

Nhà trường bồi thường tổn hại về sức khỏe

comment
Con trai tôi học lớp 7 (cháu 13 tuổi). Trong năm học vừa rồi, lúc cháu đang học tại trường thì xảy ra chuyện đánh nhau giữa cháu với một bạn. Bạn của cháu phải đến bệnh viện khâu vết thương và điều trị tại bệnh viện 3 ngày, ngoài ra bạn của cháu còn bị vỡ điện thoại di động. Qua sự việc trên, tôi có đưa con tôi đến xin lỗi gia đình của bạn cháu. Vừa rồi, mẹ của bạn cháu có đến gặp tôi và yêu cầu bồi thường tổn hại về sức khỏe 5 triệu đồng và bồi thường chiếc điện thoại 2,5 triệu đồng. Trong trường hợp này tôi có phải bồi thường không? Xin tư vấn giúp.

Đòi bồi thường cho nghỉ việc trái pháp luật khi Tòa án đang thụ lý

comment
Em chào Luật sư !
Em Tên Mai ở Long an, ngày 03/12 vừa qua em và công ty aster có tranh chấp về lao động( gọi là chấm dứt hợp đổng trái pháp luật) công ty có 1250 nhân viên. giửa em và sếp có chút vấn đề cá nhân. nên bị sếp trù dập sa thải.quyết định sa thải ghi là: do công ty kinh doanh thua lỗ, nên giảm chi phí, giảm biên chế người, hợp đồng lao động của em còn hiệu lực 10 tháng ( e chưa từng bị kỷ luật lao động bao giờ) hiện nay em đã khởi kiện công ty đến tòa án nơi em ở, và đã được triệu tập hòa giải 2 lần không thành.
Em nhờ luật sư tư vấn giúp em :
1. Nếu em kéo dài vụ kiện đến tháng 10/2017 theo thời hạn hợp đồng e có được hưởng đủ 10 tháng lương theo hợp đồng và các chế độ bảo hiểm hay không?
2. Ông ta chỉ là người đại diện pháp luât tại việt nam theo giấy ủy quyển, nếu như vụ kiện của em chưa kết thúc mà ông ta nghỉ việc thì cty có chịu trách nhiệm với em không( khởi kiện đơn là kiện công ty chứ không kiện ông ta)
3. Và các khoản bồi thường mà em được hưởng là bao nhiêu ? lương trên hợp đồng lao động là 9.600.000 đồng, mua bảo hiểm xã hội là 8.700.000 đồng.
Em kính mong luật sư giúp đở. em cám ơn! (anhmai3780@....)

Khởi kiện để phân chia quyền thừa kế với mẹ kế

comment
Năm 2015, bố tôi mất. Mẹ kế đòi bán căn nhà đó để sang nước ngoài ở cùng em gái lớn của tôi. Bà nội tôi không đồng ý vì cho rằng đó là nhà của 3 bố con tôi, mẹ kế không có quyền định đoạt hay bán căn nhà đó. Vì theo bà, căn nhà đó do cả 3 bố con tôi ngày xưa có tên trong giấy phân chia đất của trường cấp cho, giờ muốn bán nhà thì phải chia ra làm 3 phần bằng nhau của 3 bố con tôi. Phần của bố tôi, do bố tôi đã mất nên sẽ chia thành 6 theo luật thừa kế. Nhưng mẹ kế tôi không chịu vì theo như mẹ tôi nói, căn nhà trước đó là nhà cấp 4, mẹ kế lấy bố từ đó xây nhà mới bằng công sức và tiền là do bố tôi và mẹ kế mà ra. Hơn nữa, hiện tại giấy phân nhà từ ngày xưa cho 3 bố con tôi thì phường đã thu, không có chứng cứ là đất được chia cho 3 bố con tôi. Mẹ kế tôi chỉ biết là hiện tại sổ đỏ là tên bố tôi, mà bố tôi mất thì mẹ kế có quyền định đoạt tài sản do chồng để lại.
Vậy, luật sư cho tôi hỏi:
Nếu gia đình tôi không thỏa thuận được việc chia di sản thừa kế thì có được khởi kiện vụ án tại tòa để phân chia di sản thừa kế không?

Có phải khởi kiện để đòi lại tiền đã cho vay bằng giấy viết tay không?

comment
m có cho bạn em mượn 200 triệu, cách đây 2 năm có làm giấy viết tay. Người đó cứ hẹn nhiều lần nhưng không trả, vậy cho em hỏi em có thể kiện người đó được không. Nếu người đó đứng tên tài sản trong gia đình chung với mẹ người đó thì em có thể khởi kiện để đòi lại tiền được không?

Ai phải giao nộp tài liệu, chứng cứ của vụ án dân sự?

comment
Tôi hiện đang là nguyên đơn trong một vụ kiệm do tranh chấp tài sản. Phía tòa án yêu cầu tôi phải giao nộp tài liệu, chứng cứ như vậy có đúng không? Cho tôi hỏi pháp luật quy định như thế nào về thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ trong tố tụng dân sự? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Hoang Anh...@gmail.com

Thủ tục giao nộp tài liệu, chứng cứ như thế nào mới đúng?

comment
Tôi hiện đang là nguyên đơn trong một vụ kiệm do tranh chấp tài sản. Phía tòa án yêu cầu tôi phải giao nộp tài liệu, chứng cứ. Cho tôi hỏi pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Buixuan@.... com
Nghị định 48/2009/NĐ-CP Quy định về các biện pháp đảm bảo bình đẳng giới Nghị định 48/2009/NĐ-CP Quy định về các biện pháp đảm bảo bình đẳng giới
Nghị quyết: 103/2015/QH13 Về việc thi hành Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 Nghị quyết: 103/2015/QH13 Về việc thi hành Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015
Nghị định 35/2007/NĐ-CP Về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng Nghị định 35/2007/NĐ-CP Về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng
Nghị định 84/2006/NĐ-CP Quy định về bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí . Nghị định 84/2006/NĐ-CP Quy định về bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí .
Luật Hòa giải ở cơ sở số: 35/2013/QH13 Luật Hòa giải ở cơ sở số: 35/2013/QH13
Nghị định 127/2006/NĐ-CP Quy định về bảo đảm điều kiện cho hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội Nghị định 127/2006/NĐ-CP Quy định về bảo đảm điều kiện cho hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội
Nghị định 55/2009/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới Nghị định 55/2009/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới
Luật trọng tài thương mại năm 2010 Luật trọng tài thương mại năm 2010
Nghị định 83/2010/NĐ-CP Quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm Nghị định 83/2010/NĐ-CP Quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm
Nghị định số: 63/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Trọng Tài thương mại 2010 Nghị định số: 63/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Trọng Tài thương mại 2010
Nghị định 55/2006/NĐ-CP Quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, trang thiết bị, trang phục, phù hiệu và công cụ hỗ trợ của lực lượng bảo vệ trên tàu hỏa Nghị định 55/2006/NĐ-CP Quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, trang thiết bị, trang phục, phù hiệu và công cụ hỗ trợ của lực lượng bảo vệ trên tàu hỏa
Nghị định 117/2008/NĐ-CP Về phòng thủ dân sự Nghị định 117/2008/NĐ-CP Về phòng thủ dân sự
Nghị định 180/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị Nghị định 180/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị
Nghị định 126/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của pháp lệnh bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia Nghị định 126/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của pháp lệnh bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia
Nghị định 163/2006/NĐ-CP Quy định về giao dịch bảo đảm Nghị định 163/2006/NĐ-CP Quy định về giao dịch bảo đảm
Nghị định 70/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bình đẳng giới Nghị định 70/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bình đẳng giới
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
Nghị định 11/2012/NĐ-CP Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm Nghị định 11/2012/NĐ-CP Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm
Nghị định 50/2008/NĐ-CP Về quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng biển Nghị định 50/2008/NĐ-CP Về quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng biển
NGHỊ QUYẾT Số: 02/2016/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định của của Nghị quyết 103/2015/QH13 Về việc thi hành Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 NGHỊ QUYẾT Số: 02/2016/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định của của Nghị quyết 103/2015/QH13 Về việc thi hành Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015