Quyền hiến xác và các bộ phận trong cơ thể sau khi chết
05/01/2017 09:35Nguyễn Văn A, 35 tuổi bị TAND tỉnh Y kết án tử hình về hành vi cố ý giết người. Trước ngày thi hành án tử hình, A biết được B (bạn thân của A) đang bị suy thận cấp và cần có thận phù hợp để ghép và tiếp tục sự sống.A bày tỏ mong muốn trước khi chết được hiến thận cho bạn của mình và hiến xác cho y học. Hỏi: A có thể hiến thận cho B và hiến xác cho nền y học nước nhà được không? Tại sao?
Theo quy định của Điều 35, BLDS năm 2015 thì quyền hiến bộ phận cơ thể và hiến xác là quyền nhân thân của A. Nhưng quyền này phải được thực hiện theo các điều kiện và trình tự, thủ tục mà Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 quy định. Theo quy định tại Điều 5 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác quy định: “Người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác.” Trong các quy định của văn bản này không có quy định cấm tử tù hiến mô, bộ phận cơ thể hay hiến xác sau khi thi hành án tử. Tuy nhiên, việc hiến xác và bộ phận cơ thể của A sau khi chết khó có thể thực hiện được trên thực tế bởi lẽ tử tù sẽ bị thi hành án bằng hình thức tiêm thuốc độc sẽ ảnh hưởng đến cơ thể, nội tạng của tử tù.
Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp bạn hỏi, hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất. Nếu bạn còn vướng mắc cần được luật sư tư vấn trực tiếp, chi tiết, cụ thể hơn vui long gọi 1900 6281.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư bào chữa, luật sư tham gia vụ án hình sự xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.