Giám hộ đương nhiên là anh em ruột
05/01/2017 10:16
Câu hỏi:
Ngày 03/01/ 2017 M và N là đều mất do tai nạn giao thông trên đường đi làm về. M và N có hai con là A (17 tuổi) và B (6 tuổi). Kể từ năm 15 tuổi A đã bắt đầu hoạt động kinh doanh bán hàng online trên mạng và có thể tự đóng học phí cho mình, doanh thu của hoạt động kinh doanh mang lại cho A 3 triệu/ 1 tháng. Khi bố mẹ A chết, có để lại cho chị em của A số tiền là 200 triệu, A muốn tự tay mình nuôi em trai khôn lớn nên ra UBND xã X nơi cư trú của A để thực hiện việc đăng ký làm người giám hộ đương nhiên cho B đến khi B tròn 18 tuổi. Hỏi: Trong tình huống trên A có thể là người giám hộ đương nhiên của em trai mình không? Tại sao?
Trả lời:
Trong tình huống này A không thể trở thành người giám hộ đương nhiên cho em trai mình được vì A không thỏa mãn điều kiện của cá nhân làm người giám hộ được quy định tại điều 49, BLDS năm 2015. Theo đó, A chỉ có thể trở thành người giám hộ của B khi:
- A có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- A có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
- A không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
- A không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.
Tuy nhiên, A mới chỉ mới 17 tuổi, A chưa thành niên nên A phải là người có năng lực hành vi dân sự nên không đủ điều kiện để trở thành người giám hộ cho B.
Trên đây là nội dung trả lời trường hợp bạn hỏi và hy vọng rằng sự tư vấn của tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn.Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy gọi 1900 6281 để được tư vấn cụ thể hơn.
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.
- A có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- A có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
- A không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
- A không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.
Tuy nhiên, A mới chỉ mới 17 tuổi, A chưa thành niên nên A phải là người có năng lực hành vi dân sự nên không đủ điều kiện để trở thành người giám hộ cho B.
Trên đây là nội dung trả lời trường hợp bạn hỏi và hy vọng rằng sự tư vấn của tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn.Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy gọi 1900 6281 để được tư vấn cụ thể hơn.
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.