Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

VỤ ÁN DÂN SỰ

19006281

Xử lý hành vi cố ý gây thương tích cho người khác

12/05/2017 18:37
Câu hỏi:

Tôi uống rượu say bị đánh tổ chức. Tôi bị mất 12% sức khoẻ thì tôi được bồi thường thế nào thưa luật sư?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Công ty luật Bảo Chính. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi tư vấn giải đáp cho bạn như sau:
Căn cứ Điều 604 Bộ luật dân sự 2005 quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
"1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó."
Điều 609 Bộ luật dân sự 2005 quy định thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm: 
"1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định."
Như vậy, theo quy định Bộ luật dân sự 2005, nếu bạn bị thiệt hại về sức khỏe, bạn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định.
Mặt khác, Bộ luật hình sự 1999 quy định xử lý hình sự đối với Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:
"1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Tỉ lệ thương tật của bạn là 12% nên các đối tượng đã đánh bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định Bộ luật hình sự 1999.
Phân biệt người khởi kiện không có quyền khởi kiện với người khởi kiện chưa có đủ điều kiện khởi kiện? Quy định về quyền khởi kiện.
Khởi kiện là một trong những biên pháp để bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân hoặc của người khác. Tuy nhiên, không phải bất kì cá nhân, tổ chức nào cũng có quyền khởi kiện. Quyền khởi kiện chỉ thuộc về cá nhân, tổ chức có quyền và lợi ích bị xâm phạm hoặc là cá nhân, tổ chức khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích cho người khác.  Tuy nhiên, không phải cá nhân, tổ chức nào khởi kiện cũng được Tòa án chấp nhận. Có thể là do không đủ điều kiện về chủ thể, hình thức đơn kiện hay thẩm quyền của Tòa án không đúng….Một trong những nguyên do đó là người khởi kiện không có quyền khởi kiện hoặc người khởi kiện chưa có đủ điều kiện khởi kiện. Hai khái niệm này dễ gây nhầm lẫn và nhiều khi khó xác định trên thực tế. Do đó, việc phân biệt hai khái niệm này có ý nghĩa rất lớn trên thực tế.
Người khởi kiện không có quyền khởi kiện được hiểu là người không được xác định là có quyền và lợi ích bị xâm phạm hoặc không phải là người đại diện hợp pháp khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích của người khác.
Người khởi kiện chưa có đủ điều kiện khởi kiện là trường hợp người khởi kiện có quyền và lợi ích bị xâm phạm nhưng chưa khởi kiện được do chưa đủ các điều kiện để khởi kiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2004.
Từ đó, hai khái niệm trên có điểm khác biệt sau:
Thứ nhất, chủ thể và căn cứ phát sinh
Người khởi kiện không có quyền khởi kiện: là những trường hợp không thuộc Điều 161, Điều 162 Bộ luật tố tụng dân sự 2004. Cụ thể không thuộc trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích của mình; quyền khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng hoặc lợi ích nhà nước của các cơ quan dân số, gia đình và trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ, Công đoàn, cơ quan tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình. Điều đó được hiểu những người khởi kiện nhưng không có quyền khởi kiện là:
- Người không được người khác ủy quyền hoặc không phải là người đại diện theo pháp luật mà khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích của người đó
- Người không có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm;
- Cơ quan, tổ chức khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng,  lợi ích Nhà nước nhưng không có nhiệm vụ, quyền hạn trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, quản lý xã hội trong lĩnh vực nhất định hoặc không thuộc lĩnh vực mà mình phụ trách.
- Đối với cơ quan về dân số - gia đình và trẻ em, Hội Liên hiệp Phụ nữ khởi kiện về hôn nhân và gia đình nhưng không có quyền khởi kiện trong các vụ án ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, tranh chấp về thay đổi trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
Người khởi kiện chưa có đủ điều kiện khởi kiện: Là người có quyền khởi kiện nhưng thiếu các điều kiện do pháp luật quy định hoặc do đương sự thỏa thuận.  Pháp luật quy định đối với hình thức khởi kiện và nội dung khởi kiện. Hình thức khởi kiện không đúng theo Điều 164 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 thì Tòa án tiến hành trả lại đơn cho người khởi kiện. Hoặc cũng có thể nội dung đơn khởi kiện không đúng loại việc như đã trình bày thì Tòa án cũng trả lại đơn khởi kiện.
Thứ hai, quyền khởi kiện lại
Người khởi kiện không có quyền khởi kiện: không có quyền khởi kiện lại.
Người khởi kiện chưa có đủ điều kiện khởi kiện: có quyền khởi kiện lại.
Thứ ba, hậu quả pháp lý
Người khởi kiện không có quyền khởi kiện: bị trả lại đơn và không được nhận lại đơn khởi kiện
Người khởi kiện chưa có đủ điều kiện khởi kiện: trả lại đơn để sửa đổi, bổ sung đơn khiếu kiện.Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp của bạn. Nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc nghe luật sư tư vấn trực tiếp vui lòng gọi 19006281.

Trân trọng!

Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.

NGHỊ QUYẾT Số: 02/2016/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định của của Nghị quyết 103/2015/QH13 Về việc thi hành Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 NGHỊ QUYẾT Số: 02/2016/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định của của Nghị quyết 103/2015/QH13 Về việc thi hành Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015
Nghị định 50/2008/NĐ-CP Về quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng biển Nghị định 50/2008/NĐ-CP Về quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng biển
Nghị định 83/2010/NĐ-CP Quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm Nghị định 83/2010/NĐ-CP Quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm
Nghị định 127/2006/NĐ-CP Quy định về bảo đảm điều kiện cho hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội Nghị định 127/2006/NĐ-CP Quy định về bảo đảm điều kiện cho hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
Luật Hòa giải ở cơ sở số: 35/2013/QH13 Luật Hòa giải ở cơ sở số: 35/2013/QH13
Nghị quyết: 103/2015/QH13 Về việc thi hành Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 Nghị quyết: 103/2015/QH13 Về việc thi hành Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015
Nghị định 55/2009/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới Nghị định 55/2009/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới
Nghị định 55/2006/NĐ-CP Quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, trang thiết bị, trang phục, phù hiệu và công cụ hỗ trợ của lực lượng bảo vệ trên tàu hỏa Nghị định 55/2006/NĐ-CP Quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, trang thiết bị, trang phục, phù hiệu và công cụ hỗ trợ của lực lượng bảo vệ trên tàu hỏa
Nghị định 117/2008/NĐ-CP Về phòng thủ dân sự Nghị định 117/2008/NĐ-CP Về phòng thủ dân sự
Nghị định 70/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bình đẳng giới Nghị định 70/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bình đẳng giới
Nghị định 163/2006/NĐ-CP Quy định về giao dịch bảo đảm Nghị định 163/2006/NĐ-CP Quy định về giao dịch bảo đảm
Nghị định 126/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của pháp lệnh bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia Nghị định 126/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của pháp lệnh bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia
Nghị định 84/2006/NĐ-CP Quy định về bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí . Nghị định 84/2006/NĐ-CP Quy định về bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí .
Luật trọng tài thương mại năm 2010 Luật trọng tài thương mại năm 2010
Nghị định 180/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị Nghị định 180/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị
Nghị định 48/2009/NĐ-CP Quy định về các biện pháp đảm bảo bình đẳng giới Nghị định 48/2009/NĐ-CP Quy định về các biện pháp đảm bảo bình đẳng giới
Nghị định 35/2007/NĐ-CP Về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng Nghị định 35/2007/NĐ-CP Về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng
Nghị định số: 63/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Trọng Tài thương mại 2010 Nghị định số: 63/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Trọng Tài thương mại 2010
Nghị định 11/2012/NĐ-CP Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm Nghị định 11/2012/NĐ-CP Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm