Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

VỤ ÁN DÂN SỰ

19006281

Vay nợ không trả được có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

09/05/2017 16:00
Câu hỏi:

Xin chào luật sư!
Tôi đang gặp vấn đề khó khăn về tài chính, muốn được luật sư tư vấn giúp tôi về vấn đề thế chấp tài sản. Chồng tôi kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ. Tôi làm giáo viên.Năm 2012, tôi có thế chấp một bìa đỏ mang tên bố đẻ tôi cho một gia đình tư nhân với số tiền 100 triệu đồng, lãi suất 3%/ tháng. ( bố mẹ tôi không ký vay mà chỉ có hai vợ chồng tôi đứng tên vay). Nhưng trong quá trình làm ăn công việc không thuận lợi nên vợ chồng tôi chưa trả được số nợ trên. Thời gian đầu chúng tôi trả lãi thường xuyên, nhưng khi gặp vấn đề khó khăn thì tôi không thể trả lãi được thường xuyên nên chủ nợ có thương lượng với tôi, và cộng dồn lãi vào với tiền gốc. tới tháng 1/2014 số nợ gốc lên đến 350 triệu đồng, từ đó tới nay tôi không cộng dồn gốc lẫn lãi nữa. tháng 3/2016. Chủ nợ ra điều kiện, nếu tháng 7/2016 mà tôi chưa có tiền để trả nợ thì họ sẽ kiện vợ chồng tôi ra tòa. Hiện tại tôi chỉ có một mảnh đất chưa có nhà ở, mang tên tôi,( do bố mẹ tôi cho từ trước khi tôi kết hôn) đang thế chấp tại ngân hàng. Hàng tháng tôi vẫn thanh toán tiền lãi đầy đủ cho ngân hàng và không có nợ xấu. Vậy xin luật sư cho tôi hỏi:
1. Nếu ra tòa thì mảnh đất mang tên bố mẹ tôi có thể bị cưỡng chế không? Bố mẹ tôi có thể mất mảnh đất đó không? Bố mẹ tôi tuổi đã cao( trên 80 tuổi) nên muốn lấy sổ về để sang tên bìa đỏ cho anh trai tôi. Vậy có cách nào để tôi giải quyết vấn đề này không?
2. Tôi có phải chịu trách nhiệm hình sự gì khi mang bìa đỏ của bố mẹ đi thế chấp không?
3. Nếu tôi vẫn đảm bảo nghĩa vụ đầy đủ với phía ngân hàng thì khi gia đình chủ nợ kiện tôi ra tòa thì tôi có bị phát mãi mảnh đất đang thế chấp tại ngân hàng không?
Trong cùng thời điểm, vợ chồng tôi có vay một người khác tên Q. số tiền là 104 triệu đồng với lãi suất 3%/ tháng. Tôi vẫn đóng đủ tiền lãi hàng tháng cho chị Q tới tháng 12/2015 thì không đủ khả năng đóng thêm nữa. tháng 11/2015 tôi có vay nóng thêm của chị 20 triệu đồng nữa với lãi suất là 2000/1 triệu/ 1 ngày. Riêng với số tiền này, Cho đến nay tôi vẫn đóng đủ tiền từng ngày cho chị.
4. Vậy nếu trong thời điểm này tôi chưa thể trả được số nợ trên cho chị Q thì vợ chồng tôi có phải chịu trách nhiệm hình sự hay chỉ là trách nhiệm dân sự thôi?
5. Tôi có thể tạm ngừng trả lãi hoặc khất nợ trong một thời gian để vượt qua giai đoạn khó khăn về kinh tế sẽ tiếp tục trả các khoản nợ này được không?
6. Tôi đang là giáo viên, vậy việc này khi ra tòa có làm ảnh hưởng đến công việc của tôi như là kỉ luật, thuyên chuyển công tác…không?
Kình mong được sự tư vấn giúp đỡ của quý luật sư, tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin tư vấn.

Về nội dung bạn đang thắc mắc, Công ty luật Bảo Chính trả lời như sau:

Đối với quyền sử dụng đất đứng tên bố đẻ chị mà chị đã mang đi thế chấp

Có hai trường hợp xảy ra: thứ nhất, có sự đồng ý của bố đẻ chị trong việc chị thế chấp quyền sử dụng đất của ông, đối với trường hợp này, mảnh đất sẽ bị xử lý nếu như chị không thực hiện được nghĩa vụ trả tiền cho bên cho vay để khấu trừ nghĩa vụ này;

Thứ hai: Không có sự đồng ý của bố đẻ chị trong việc chị thế chấp quyền sử dụng đất của ông,

Theo quy định tại Nghị định 163/2006/NĐ-CP:

Điều 13: Trường hợp tài sản bảo đảm không thuộc sở hữu của bên bảo đảm

“1. Trong trường hợp bên bảo đảm dùng tài sản không thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự thì chủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản theo quy định tại các điều 256,257,258 Bộ luật dân sự và khoản 2 Điều này.[...]”

Tiếp đó theo quy định tại Bộ luật dân sự:

Điều 256. Quyền đòi lại tài sản

“Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này. Trong trường hợp tài sản đang thuộc sự chiếm hữu của người chiếm hữu ngay tình thì áp dụng Điều 257 và Điều 258 của Bộ luật này.”

Điều 258. Quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình

“Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu và bất động sản, trừ trường hợp người thứ ba chiếm hữu ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.”

Với quy định như vậy, tài sản bảo đảm không phải là của bên bảo đảm mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản thì chủ sở hữu tài sản có thể đòi lại tài sản của mình nếu như bên nhận bảo đảm không ngay tình. Theo quy định tại Nghị định 163/2006/NĐ-CP tại khoản 3, điều 3: Bên nhận bảo đảm ngay tình là bên nhận bảo đảm trong trường hợp không biết và không thể biết về việc bên bảo đảm không có quyền dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Trong trường hợp này bên nhận bảo đảm thực sự không ngay tình vì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không đứng tên người khác và không có giấy tờ chứng minh sự đồng ý của chủ sở hữu cho bên thế chấp thực hiện giao dịch, do đó chủ sở hữu tài sản thế chấp (bố đẻ chị) có thể đòi lại tài sản (quyền sử dụng đất) của mình.
Vấn đề trách nhiệm hình sự khi sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của người khác để thế chấp

Về bản chất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ là giấy tờ chứa đựng quyền tài sản mà không phải là một loại tài sản nên việc truy cứu trách nhiệm hình sự phải xem xét có yếu tố sử dụng sổ đỏ nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản hay không? đủ cầu thành tội phạm hay không thì mới xét đến trách nhiệm hình sự. Theo quy định Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi 2009.

Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưnggây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đếnhai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Đối với quyền sử dụng mảnh đất đang được thế chấp cho ngân hàng

Theo quy định của Bộ luật dân sự:

Điều 319. Phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

“1. Nghĩa vụ dân sự có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật; nếu không có thoả thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi và bồi thường thiệt hại.

Quyền sử dụng đất mà chị được tặng cho trước khi kết hôn được bảo đảm cho nghĩa vụ trả tiền vay cho ngân hàng và đồng thời bên nhận bảo đảm là ngân hàng. Do đó, tài sản bảo đảm này chỉ bị xử lý khi nghĩa trả nợ ngân hàng không thực hiện được và không thể bị xử lý để khấu trừ nghĩa vụ cho giao dịch khác.”

Nghĩa vụ dân sự và trách nhiệm hình sự đối với khoản vay với chị Q

- Nghĩa vụ dân sự

Hợp đồng vay tài sản, cụ thể là vay tiền là giao dịch dân sự thuộc lĩnh vực điều chỉnh của pháp luật về dân sự, Bộ luật dân sự quy định người vay có nghĩa vụ như sau:

Điều 474. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

“1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

4. Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận.

5. Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.”

Đối với nghĩa vụ trả lãi hai bên hoàn toàn có thể thỏa thuận với nhau, lưu ý, nếu quá hạn trả tiền mà bên vay chưa trả được nợ gốc hoặc lãi nếu có sẽ phải trả thêm phần lãi quá hạn đối với số tiền còn lại.

- Trách nhiệm hình sự

Trong trường hợp người có nghĩa vụ trả tiền vay có những hành vi cấu thành tội lam dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Bộ luật hình sự 1999 thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này, cụ thể:

Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

“1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưnggây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

đ) Tái phạm nguy hiểm;

e) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.”

Trong đó đặc biệt lưu ý đến hành vi được mô tả tại điểm a, b, khoản 1 cũng như giá trị tài sản chiếm đoạt tại điều này

Chậm thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi

Trước hết, nên có thỏa thuận về vấn đề chậm thực hiện nghĩa vụ trả nợ và lãi giữa hai bên vay và cho vay, ngoài ra theo quy định của Bộ luật dân sự:

Điều 286. Chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự

“1. Chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự là nghĩa vụ vẫn chưa được thực hiện hoặc chỉ được thực hiện một phần khi thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã hết.

2. Bên chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự phải thông báo ngay cho bên có quyền về việc không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn.”

Tuy nhiên, đối với hợp đồng vay tài sản có thời hạn và có lãi suất, nếu bên vay chậm thực hiện nghĩa vụ thì sẽ phải chịu thêm phần lãi quá hạn cùng với nợ gốc và lãi trên nợ gốc cho bên cho vay, cụ thể :

Điều 474. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

[...]

“5. Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.”

Về vấn đề xử lý kỷ luật

Hiện nay chị đang là giáo viên và có khả năng được xếp vào đối tượng viên chức và chịu sự điều chỉnh của Luật viên chức 2010, Nghị định 27/2012/NĐ - CP quy định về các trường hợp xử lý kỷ luật viên chức được áp dụng như sau:

"Viên chức bị xử lý kỷ luật khi có hành vi vi phạm pháp luật trong các trường hợp sau:

1. Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ của viên chức và những việc viên chức không được làm quy định tại Luật viên chức;

2. Vi phạm các nghĩa vụ khác cam kết trong hợp đồng làm việc đã ký kết với đơn vị sự nghiệp công lập;

3. Vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật;

4. Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.”

Như vậy, bạn phải vi phạm một trong những nội dung nêu trên thì bạn mới bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật đối với viên chức phù hợp với mức độ vi phạm.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính cho câu hỏi của bạn. Nếu còn vướng mắc, bạn có thể tiếp tục thông tin cho chúng tôi để nhận được giải đáp hoặc nghe luật sư tư vấn, vui lòng gọi 19006281.

Chúc bạn thành công!

Trân trọng!

Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.

Nghị quyết: 103/2015/QH13 Về việc thi hành Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 Nghị quyết: 103/2015/QH13 Về việc thi hành Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
Nghị định 48/2009/NĐ-CP Quy định về các biện pháp đảm bảo bình đẳng giới Nghị định 48/2009/NĐ-CP Quy định về các biện pháp đảm bảo bình đẳng giới
Nghị định 55/2006/NĐ-CP Quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, trang thiết bị, trang phục, phù hiệu và công cụ hỗ trợ của lực lượng bảo vệ trên tàu hỏa Nghị định 55/2006/NĐ-CP Quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, trang thiết bị, trang phục, phù hiệu và công cụ hỗ trợ của lực lượng bảo vệ trên tàu hỏa
Nghị định 126/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của pháp lệnh bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia Nghị định 126/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của pháp lệnh bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia
NGHỊ QUYẾT Số: 02/2016/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định của của Nghị quyết 103/2015/QH13 Về việc thi hành Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 NGHỊ QUYẾT Số: 02/2016/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định của của Nghị quyết 103/2015/QH13 Về việc thi hành Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015
Nghị định 180/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị Nghị định 180/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị
Nghị định 50/2008/NĐ-CP Về quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng biển Nghị định 50/2008/NĐ-CP Về quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng biển
Nghị định số: 63/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Trọng Tài thương mại 2010 Nghị định số: 63/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Trọng Tài thương mại 2010
Nghị định 11/2012/NĐ-CP Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm Nghị định 11/2012/NĐ-CP Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm
Luật Hòa giải ở cơ sở số: 35/2013/QH13 Luật Hòa giải ở cơ sở số: 35/2013/QH13
Nghị định 127/2006/NĐ-CP Quy định về bảo đảm điều kiện cho hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội Nghị định 127/2006/NĐ-CP Quy định về bảo đảm điều kiện cho hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội
Nghị định 55/2009/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới Nghị định 55/2009/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới
Nghị định 35/2007/NĐ-CP Về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng Nghị định 35/2007/NĐ-CP Về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng
Nghị định 163/2006/NĐ-CP Quy định về giao dịch bảo đảm Nghị định 163/2006/NĐ-CP Quy định về giao dịch bảo đảm
Nghị định 70/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bình đẳng giới Nghị định 70/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bình đẳng giới
Nghị định 117/2008/NĐ-CP Về phòng thủ dân sự Nghị định 117/2008/NĐ-CP Về phòng thủ dân sự
Nghị định 84/2006/NĐ-CP Quy định về bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí . Nghị định 84/2006/NĐ-CP Quy định về bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí .
Luật trọng tài thương mại năm 2010 Luật trọng tài thương mại năm 2010
Nghị định 83/2010/NĐ-CP Quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm Nghị định 83/2010/NĐ-CP Quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm