Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

VỤ ÁN DÂN SỰ

19006281

Vật nuôi gây hại cho người khác, xử lý như nào?

29/03/2017 15:33
Câu hỏi:

Thưa luật sư! Trong 2 trường hợp này thì xác định trách nhiệm thế nào và giải quyết ra sao ạ? Xin cảm ơn luật sư! Ông A vừa mua được một con ngựa đua trông rất đẹp và khỏe nhưng tính khí nó rất hung hăng và chưa thuần phục. Anh B (từng là người huấn luyện ngựa đua chuyên nghiệp) đến xin làm công cho ông A để huấn luyện con ngựa nói trên.
Ông A đã thông báo cho anh B biết về tính khí con ngựa và cũng tỏ ý không tin anh B có thể huấn luyện được chú ngựa nhưng anh B quả quyết mình thừa sức để làm việc đó. Được ông A đồng ý, anh B nhảy lên lưng ngựa, bắt ngựa chạy thật nhanh rồi ghìm cương ngựa, một tay dùng roi quất mạnh vào mông ngựa, hai chân thúc vào hông ngựa và la quát, dụng ý làm ngựa bị đau và sợ để thuần phục. Nhưng do bị đánh đau khiến con ngựa lồng lên hất anh B xuống sân cỏ và vùng chạy ra ngoài. Kết quả là anh B bị té gãy xương cẳng tay. Con ngựa chạy bừa ra ngoài đạp anh C bị thương. Hãy xác định trách nhiệm của ông A và anh B trong việc gây thiệt hại kể trên trong 2 trường hợp sau:
a. Anh B đã ký hợp đồng làm việc cho ông A.
b. Giữa các bên chưa thiết lập hợp đồng làm việc

Trả lời:

Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin xin tư vấn.

Về nội dung vấn đề bạn đang thắc mắc chúng tôi trả lời như sau:

Khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: "Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác". Như vậy, căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải có thiệt hại thực tế xảy ra. Trong trường hợp trên, có thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm: anh B gãy xương cẳng tay, anh C bị thương. Do đó, phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

a. Anh B đã ký hợp đồng làm việc cho ông A.

Điều 600 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: "Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra

Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật."

Do giữa ông A và anh B đã ký hợp đồng về việc anh B sẽ thuần phục con ngựa nên nếu giữa ông A và anh B có thỏa thuận xác định rõ trách nhiệm của mỗi người nếu con ngựa gây thiệt hại thì trách nhiệm được xác định theo thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu không có thỏa thuận về việc chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì ông A có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho anh C. Do anh B có lỗi trong việc gây thiệt hại cho chính mình, ông A đã cảnh báo anh B về việc con ngựa rất hung hăng nhưng anh B vẫn tin mình thuần phục được và không có biện pháp đề phòng khả năng bị thiệt hại nên theo khoản 4 Điều 585 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì anh B không được ông A bồi thường thiệt hại: "Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra". Sau đó, anh B có trách nhiệm hoàn trả khoản tiền cho ông A do anh B có lỗi trong việc gây thiệt hại cho anh C.

b. Giữa các bên chưa thiết lập hợp đồng làm việc

Điều 603 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: "Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra

1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội."

Ông A đã thông báo cho anh B biết về tính khí con ngựa và cũng tỏ ý không tin anh B có thể huấn luyện được chú ngựa nhưng anh B quả quyết mình thừa sức để làm việc đó và ông A đồng ý. Do đó, anh B được xác định là người chiếm hữu, sử dụng con ngựa nên anh B phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra. Tuy nhiên, ông A là chủ sở hữu con ngựa cũng phải chịu trách nhiệm vì ông A biết rõ con ngựa rất hung hăng, chưa được thuần phục nhưng vẫn giao anh B và không hề có biện pháp phòng tránh khả năng gây thiệt hại cho người khác của con ngựa cùng anh B. Vì vậy, cả ông A và anh B đều phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Mức bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mỗi chủ thể.

Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp bạn đang vướng mắc.Nếu còn vướng mắc bạn có thể hỏi tiếp hoặc nghe luật sư tư vấn khi gọi 1900 6281.

Trân trọng!

Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội) Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên

Nghị định 180/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị Nghị định 180/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị
Nghị định 55/2009/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới Nghị định 55/2009/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới
Luật Hòa giải ở cơ sở số: 35/2013/QH13 Luật Hòa giải ở cơ sở số: 35/2013/QH13
Nghị định 117/2008/NĐ-CP Về phòng thủ dân sự Nghị định 117/2008/NĐ-CP Về phòng thủ dân sự
Nghị quyết: 103/2015/QH13 Về việc thi hành Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 Nghị quyết: 103/2015/QH13 Về việc thi hành Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015
Nghị định số: 63/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Trọng Tài thương mại 2010 Nghị định số: 63/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Trọng Tài thương mại 2010
Nghị định 11/2012/NĐ-CP Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm Nghị định 11/2012/NĐ-CP Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm
Nghị định 83/2010/NĐ-CP Quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm Nghị định 83/2010/NĐ-CP Quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm
Nghị định 55/2006/NĐ-CP Quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, trang thiết bị, trang phục, phù hiệu và công cụ hỗ trợ của lực lượng bảo vệ trên tàu hỏa Nghị định 55/2006/NĐ-CP Quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, trang thiết bị, trang phục, phù hiệu và công cụ hỗ trợ của lực lượng bảo vệ trên tàu hỏa
Nghị định 50/2008/NĐ-CP Về quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng biển Nghị định 50/2008/NĐ-CP Về quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng biển
Nghị định 84/2006/NĐ-CP Quy định về bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí . Nghị định 84/2006/NĐ-CP Quy định về bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí .
Nghị định 126/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của pháp lệnh bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia Nghị định 126/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của pháp lệnh bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia
Nghị định 163/2006/NĐ-CP Quy định về giao dịch bảo đảm Nghị định 163/2006/NĐ-CP Quy định về giao dịch bảo đảm
Nghị định 70/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bình đẳng giới Nghị định 70/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bình đẳng giới
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
Nghị định 35/2007/NĐ-CP Về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng Nghị định 35/2007/NĐ-CP Về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng
NGHỊ QUYẾT Số: 02/2016/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định của của Nghị quyết 103/2015/QH13 Về việc thi hành Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 NGHỊ QUYẾT Số: 02/2016/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định của của Nghị quyết 103/2015/QH13 Về việc thi hành Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015
Nghị định 48/2009/NĐ-CP Quy định về các biện pháp đảm bảo bình đẳng giới Nghị định 48/2009/NĐ-CP Quy định về các biện pháp đảm bảo bình đẳng giới
Luật trọng tài thương mại năm 2010 Luật trọng tài thương mại năm 2010
Nghị định 127/2006/NĐ-CP Quy định về bảo đảm điều kiện cho hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội Nghị định 127/2006/NĐ-CP Quy định về bảo đảm điều kiện cho hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội