Vấn đề về quyền sử dụng đất và các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu
04/05/2017 14:46
Bố mẹ đẻ tôi muốn mua nhà thu nhập thấp gói vay 30,000 tỷ ở Hà Nội. Hàng tháng em trai tôi trả gốc và lãi với ngân hàng, tuy nhiên là nộp vào tài khoản tên tôi, do ngân hàng cho vay tiền kia mở cho người đi vay, có hóa đơn khi nộp, em trai tôi ký.
Hiện này tôi rất lo lắng, trong tình huống hôn nhân rạn nứt, không may li hôn căn nhà đó về mặt luật pháp có cách nào đảm bảo quyền sở hữu cho bố mẹ và em trai tôi không?
Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội cám ơn bạn đã gửi thông tin xin tư vấn đế cho chúng tôi.
Về vấn đề bạn còn đang thắc mắc, chúng tôi tư vấn như sau:
Thứ nhất, trong trường hợp không có tranh chấp xảy ra thì sau khi ngân hàng giải ngân xong bạn và chồng muốn chuyển giao lại ngôi nhà cho bố mẹ mình theo đúng thỏa thuận ban đầu thì bạn nên thực hiện theo quy định tại
Điều 722. Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất Bộ luật Dân sự năm 2005
"Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao quyền sử dụng đất cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai."
Thứ hai, trong trường hợp có tranh chấp xảy ra vì hôn nhân đổ vỡ. để đảm bảo quyền của bố mẹ và em trai bạn thì trong trường hợp này bạn là chủ sở hữu đối với ngôi nhà mua từ dự án mua nhà cho người có thu nhập thấp này thì bố mẹ bạn chỉ có quyền kiện đòi lại số tài sản mà đã gửi hàng tháng để trả cho ngân hàng thì bố mẹ bạn chỉ có thể khởi kiện ra tòa đòi lại số tài sản mà hàng tháng đã gửi vào ngân hàng để thanh toán khoản vay mua nhà. Bởi 2 lý do sau:
- Do bố mẹ và em trai bạn không thuộc đối tượng mua nhà từ dự án mua nhà gói vay 30.000 tỷ
- Các giấy tờ đứng tên căn nhà và giấy tờ mua bán là đứng tên bạn (là con gái).
Để đòi lại số tiền mà bố mẹ và em trai bạn đã chuyển để mua nhà thì căn cứ tại:
Điều 255. Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu
"Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu Toà án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình, tài sản đang chiếm hữu hợp pháp bằng những biện pháp theo quy định của pháp luật."
Như vậy Việc mẹ bạn đưa tiền cho bạn là con gái để nhờ mua giùm nhà và đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, khi mẹ bạn không phải là đối tượng được mua nhà theo gói vay có điều kiện của ngân hàng. Tuy nhiên, việc xét xử của tòa án sẽ tùy từng trường hợp cụ thể. Do đó bây giờ bố mẹ bạn có thể đưa ra các chứng cứ, giấy tờ chuyển tiền trước đây bố mẹ và em trai bạn đã chuyển cho bạn chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ để Tòa án giải quyết đảm bảo quyền của bố mẹ bạn.
Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp bạn hỏi. Nếu còn vướng mắc bạn có thể hỏi tiếp hoặc nghe luật sư tư vấn khi gọi 19006281.
Trân trọng.
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.