Vấn đề thừa kế và người quản lý di sản ?
04/05/2017 17:34
Kính gửi Luật sư tôi xin được hỏi vấn đề sau: Ba Mẹ tôi (đã mất, không để lại di chúc) có 6 đứa con (2 trai + 4 gái), tất cả đều lập gia đình. 3 người con lớn đã "ra riêng" từ trước 1980, có cuộc sống, nhà cửa ổn định. Chúng tôi, 3 đứa con nhỏ thì vẫn lưu cư tại chỗ trên 50 năm qua.
Chúng tôi luôn tu bổ, giữ gìn nhà, đóng đầy đủ thuế nhà đất cho Nhà nước. Nay, khu vực nhà chúng tôi (nhà Ba Mẹ) giải tỏa, sẽ phát sinh bồi thường, 3 người con lớn yêu cầu chia đều thành 6 phần bằng nhau.
Xin hỏi :1/ Yêu cầu của họ (3 người con lớn) có chính đáng không? 2/ Tôi là con trai út, từ trước đến nay sống, sinh hoạt, phụng dưỡng Ba Mẹ đến khi Ba Mẹ mất, tôi đã - đang và sẽ giữ Bàn Thờ của Tổ Tiên ... không biết có được Pháp luật "ưu ái" gì?
Xin trân trọng cảm ơn .
Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội cám ơn bạn đã gửi thông tin xin tư vấn đế cho chúng tôi.
Về vấn đề bạn còn đang thắc mắc, chúng tôi tư vấn như sau:
1. Về vấn đề thừa kế:
Tại Điều 645 Bộ luật dân sự quy định: “Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”.
Như vậy, sau thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế (thời điểm người để lại di sản chết), người thừa kế không còn quyền khởi kiện thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác; và sau thời hạn là 3 năm, cá nhân, tổ chức không còn quyền khởi kiện yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại.
Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP hướng dẫn như sau:
- Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:
+ Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc.
+ Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thỏa thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.
+ Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.
- Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo uỷ quyền... thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản.
Trong trường hợp của bạn, bạn không nói rõ bố mẹ bạn mất từ năm nào, đã hết thời hieuj khởi kiện về quyền thừa kế hay chưa, tuy nhiên theo các quy định tại nghị quyết số 01/2004/NQ-HĐTP thì vấn đề của bạn sẽ được giải quyết theo một trong các hướng sau đây:
- Trường hợp các anh, chị em của bạn không có tranh chấp: thì đất đó đó được chuyển thành tài sản chung của 6 anh, chị, em. Trường hợp muốn để 1 người đứng tên làm chủ sở hữu thì cần phải sự đồng ý của tất cả 6 người.
- Trường hợp có tranh chấp và yêu cầu Tòa án giải quyết thì sẽ áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết.
Theo đó, những người anh chị khác của bạn, yêu cầu chia di sản thừa kế thành 6 phần bằng nhau là hoàn toàn có cơ sở.
2. Về vấn đề ưu tiên đối với bố bạn - người đang trực tiếp quản lý khối tài sản trên:
Theo khoản 2 Điều 640 BLDS về Quyền của người quản lý di sản:
“Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều 638 của Bộ luật này có các quyền sau đây:
a) Được tiếp tục sử dụng di sản theo thoả thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc được sự đồng ý của những người thừa kế;
b) Được hưởng thù lao theo thoả thuận với những người thừa kế.”
Như vậy, người đang trực tiếp quản lý di sản sẽ chỉ được hưởng những quyền lợi nêu trên. Ngoài ra không được hưởng bất cứ ưu tiên nào khác.
Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp bạn hỏi. Nếu còn vướng mắc bạn có thể hỏi tiếp hoặc nghe luật sư tư vấn khi gọi 19006281.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.