Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

VỤ ÁN DÂN SỰ

19006281

Tư vấn người vay tiền không có khả năng trả nợ.

10/05/2017 11:58
Câu hỏi:

Chào Luật sư!
Mẹ tôi có 2 gian nhà tập thể đã bán từ năm 2000. Một gian nhà 2 gian chung 1 một quyển sổ đỏ, khi bán, mẹ tôi đã bàn giao đổ đỏ cho bên mua và chỉ là giấy tờ viết tay, không được công chứng, gian nhà đó đã có nhiều người mua đi bán lại; đến năm 2008, có một chị về mua nhà đó ở và sau đó có vay tiền của mẹ tôi, tổng là 313.900.000 đồng và 6 chỉ vàng + 800 đô la mỹ; hạn trả là 19/5/2015, sau đó, chị đó có nhờ mẹ tôi đi vay quỹ tín dụng 150.000.000 đồng hạn trả là 24/1/2014, chỉ đưa sổ đỏ cho mẹ tôi đi vay vì sổ đỏ vẫn là tên mẹ tôi. Sau đó, không có khả năng trả nợ nên mẹ tôi lại đi chuộc lại sổ đỏ, tổng chị đó nợ mẹ tôi 513.000.000 đồng.
Sau đó mẹ tôi có kiện ra tòa, thì cả 2 tòa là sơ thẩm và phúc thẩm đều xử thắng kiện, buộc chị kia phải trả mẹ tôi số tiền trên, yêu cầu thi hành án làm việc, nhưng chị ý không có khả năng trả và gian nhà chị đang ở không tịch biện được vì chị ý khai chị ý bán nhà cho người khác rồi, không còn khả năng trả nợ. Vậy, làm thể nào để mẹ tôi có thể lấy tiền, có thể đưa sang hình sự được không? Từ lúc Tòa án tuyên đến nay chị ấy chưa trả mẹ tôi một đồng nào.
Cảm ơn Luật sư!

Trả lời:

Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin tư vấn.

Về nội dung bạn đang thắc mắc, Công ty luật Bảo Chính trả lời như sau:

Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 quy định hợp đồng vay tài sản như sau: Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Hợp đồng vay tài sản phân theo kỳ hạn trả nợ được phân thành hợp đồng vay có kỳ hạn và hợp đồng vay không có kỳ hạn

Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thì bên vay có nghãi vụ trả nợ, nếu tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu là vật thì phải trả đúng loại, số lượng và chất lương, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; trường hợp không thể trả bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại thời điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

Theo thông tin bạn cung cấp, mẹ bạn có cho một người vay một khoản tiền nhất định và có kỳ hạn trả nợ. Tuy nhiên, đến kỳ hạn trả nợ nhưng người đó không có khả năng trả nợ, mẹ bạn đã khởi kiện ra Tòa để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi cho mẹ bạn theo thủ tục tố tụng dân sự. Tòa án tuyên mẹ bạn thắng kiện, công nhận yêu cầu đòi nợ của mẹ bạn hợp pháp và buộc bên kia trả đầy đủ số tiền cho mẹ bạn theo thỏa thuận vay. Nếu bên kia không tự nguyện chấp hành việc trả nợ thì có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế.

Điều 71 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự được áp dụng gồm có

"1. Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.

2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.

3. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.

4. Khai thác tài sản của người phải thi hành án.

5. Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.

6. Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định”.

Về mặt nguyên tắc, việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự chỉ được áp dụng sau khi đã hết thời hạn tự nguyện thì hành án trừ trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án tẩu tán, hủy hoại, trốn trán nghĩa vụ.

Như vậy, trường hợp của mẹ bạn, sau một thời hạn nhất định mà người có nghĩa vụ trả nợ không thực hiện trả nợ mặc dù đã có quyết định của Tòa án, thì mẹ bạn có thể làm đơn yêu cầu thi hành án dân sự yêu cầu, áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án nêu trên. Nếu người đó không còn bất kỳ khả năng nào để trả nợ, thì mẹ bạn cần phải đợi đến khi nào người đó có tài sản để thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho mẹ bạn.

Khoản 1 Điều 140 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 quy định tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:

"1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưnggây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

..."

Như vậy, trong trường hợp này, chỉ có thể yêu cầu khởi tố vụ án hình sự nếu có căn cứ cho rằng người vay tiền của mẹ bạn sử dụng vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả nợ hoặc vay tiền sau đó dùng thủ đoạn gian dối hoặc có hành vi bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó. Nếu không có đủ căn cứ nêu trên thì không thể khởi tố hình sự trong trường hợp này.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật Bảo Chính về vấn đề bạn quan tâm, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi câu hỏi cho chúng tôi để được tư vấn hoặc nghe tư vấn trực tiếp của luật sư khi gọi 19006281.

Trân trọng!

Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.

Nghị định 117/2008/NĐ-CP Về phòng thủ dân sự Nghị định 117/2008/NĐ-CP Về phòng thủ dân sự
Luật trọng tài thương mại năm 2010 Luật trọng tài thương mại năm 2010
Nghị định 126/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của pháp lệnh bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia Nghị định 126/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của pháp lệnh bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia
Nghị định 84/2006/NĐ-CP Quy định về bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí . Nghị định 84/2006/NĐ-CP Quy định về bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí .
Nghị định 11/2012/NĐ-CP Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm Nghị định 11/2012/NĐ-CP Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm
Nghị định 55/2006/NĐ-CP Quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, trang thiết bị, trang phục, phù hiệu và công cụ hỗ trợ của lực lượng bảo vệ trên tàu hỏa Nghị định 55/2006/NĐ-CP Quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, trang thiết bị, trang phục, phù hiệu và công cụ hỗ trợ của lực lượng bảo vệ trên tàu hỏa
Nghị định 83/2010/NĐ-CP Quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm Nghị định 83/2010/NĐ-CP Quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
Nghị định số: 63/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Trọng Tài thương mại 2010 Nghị định số: 63/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Trọng Tài thương mại 2010
Nghị định 48/2009/NĐ-CP Quy định về các biện pháp đảm bảo bình đẳng giới Nghị định 48/2009/NĐ-CP Quy định về các biện pháp đảm bảo bình đẳng giới
Luật Hòa giải ở cơ sở số: 35/2013/QH13 Luật Hòa giải ở cơ sở số: 35/2013/QH13
Nghị định 50/2008/NĐ-CP Về quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng biển Nghị định 50/2008/NĐ-CP Về quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng biển
Nghị định 163/2006/NĐ-CP Quy định về giao dịch bảo đảm Nghị định 163/2006/NĐ-CP Quy định về giao dịch bảo đảm
Nghị định 127/2006/NĐ-CP Quy định về bảo đảm điều kiện cho hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội Nghị định 127/2006/NĐ-CP Quy định về bảo đảm điều kiện cho hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội
NGHỊ QUYẾT Số: 02/2016/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định của của Nghị quyết 103/2015/QH13 Về việc thi hành Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 NGHỊ QUYẾT Số: 02/2016/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định của của Nghị quyết 103/2015/QH13 Về việc thi hành Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015
Nghị định 70/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bình đẳng giới Nghị định 70/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bình đẳng giới
Nghị định 180/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị Nghị định 180/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị
Nghị định 55/2009/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới Nghị định 55/2009/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới
Nghị định 35/2007/NĐ-CP Về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng Nghị định 35/2007/NĐ-CP Về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng
Nghị quyết: 103/2015/QH13 Về việc thi hành Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 Nghị quyết: 103/2015/QH13 Về việc thi hành Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015