Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

VỤ ÁN DÂN SỰ

19006281

Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai có nguồn gốc do tổ tiên để lại.

09/05/2017 13:51
Câu hỏi:

Kính gửi Luật sư. Xin luật sư tư vấn giúp một việc sau:
Bố mẹ tôi sinh được 06 người con (02 gái đầu và 04 trai). Tôi là con trai trưởng của gia đình và dòng họ. Bố mẹ tôi có 2 thửa đất từ thời các cụ tổ tiên 07 đời trước đây để lại (tính đến bố tôi là đời thứ 7) gồm: 01 thửa đất nhà thờ tổ tiên của dòng họ 270m2 và 01 thửa đất ở 240m2. Gia đình tôi đã có biên bản họp phân chia ngày 09-10-1992 và Biên bản họp phân chia lại ngày 25-12-1993 (tôi và chú út ở mảnh đất nhà thờ; còn chú thứ 2 và chú thứ 3 ở mảnh đất ở ). Trong lúc tôi và chú Út đang công tác xa không có mặt ở nhà, năm 1997 bố tôi ở nhà cho 02 em trai tôi (thứ 2 và thứ 3) tự làm làm hồ sơ đứng tên quyền sử dụng đất. Lúc này bố mẹ tôi còn sống, anh em tôi đã trưởng thành đều lập gia đình nhưng cả mẹ tôi và tôi cùng các thành viên khác trong gia đình không ai được biết. Mẹ tôi mất tháng 5 năm 2008.
Đến tháng 1 năm 2014 em trai út tôi xin bố tôi tách sổ đỏ để làm nhà thì mới biết là sổ đỏ của hai thửa đất trên đã đứng tên 02 người con (thứ 2 và thứ 3). Từ 2014 đến nay 02 người con (thứ 2 và thứ 3) nhất quyết không trả đất cho ai hết vì nói là tên của mình rồi. Hiện nay các hàng thừa kế thế vị của cụ tôi muốn lấy lại thửa đất nhà thờ tổ tiên của dòng họ để làm nhà thờ riêng của dòng họ.
Vậy tôi xin luật sư tư vấn giúp:
- Theo qui định mới nhất hiện nay của pháp luật thì: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp năm 1997 cho 02 người con trên có hợp pháp đúng với pháp luật không? (Vì cấp sau biên bản phân chia năm 1993 của gia đình ). Nếu không đúng thì cách giải quyết ra sao? - Các cụ nhà tôi có lấy lại thửa đất nhà thờ tổ tiên của dòng họ để làm nhà thờ riêng của dòng họ được không? Và bằng cách nào?
- Tôi là con trưởng và chú thứ 4 (Út) có được hưởng di sản trên của tổ tiên để lại không? Tôi có quyền tố cáo 2 em tôi cướp đất của dòng họ và của các thành viên trong gia đình không? Vì phong tục Việt Nam tôi là con trưởng và các cụ dòng họ nhà tôi không còn chỗ để thờ cúng tổ tiên? Tôi muốn nhờ pháp luật tư vấn xem cách giải quyết hiện nay và trình lên cơ quan thẩm quyền nào để giải quyết nhanh nhất.
Kính mong luật sư tư vấn trong ngày gần nhất. Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Trả lời:

Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin tư vấn.

Về nội dung bạn đang thắc mắc, Công ty luật Bảo Chính trả lời như sau:

Theo thông tin bạn trình bày, bố mẹ của bạn có hai thửa đất từ thời các cụ tổ tiên 07 đời trước đây để lại, tính đến bố của bạn là đời thứ 7 bao gồm: 01 thửa đất nhà thờ tổ tiên của dòng họ 270m2 và 01 thửa đất ở 240m2. Bạn có trình bày thêm là gia đình bạn đã có biên bản họp phân chia ngày 09-10-1992 và biên bản họp phân chia lại ngày 25-12-1993 (bạn và em út ở mảnh đất nhà thờ; còn em thứ 2 và em thứ 3 ở mảnh đất ở). Căn cứ theo thông tin bạn trình bày thì biên bản họp phân chia đất năm 1993 không có giá trị pháp lý, bởi vì chủ sở hữu mảnh đất là bố mẹ của bạn và bố mẹ của bạn vẫn còn sống.

Thứ nhất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp năm 1997 có hợp pháp hay không?

Theo thông tin bạn trình bày thì năm 1997 bố và mẹ của bạn vẫn còn sống, và hai mảnh đất mà tổ tiên để lại cho bố bạn được xác định là tài sản chung của vợ chồng. Do vậy việc chuyển nhượng hay tặng cho cần phải được sự đồng ý của cả hai người. Theo thông tin bạn trình bày, năm 1997 bố của bạn cho 02 em trai của bạn (em thứ 2 và em thứ 3) làm làm hồ sơ đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Tại Điều 15 Luật hôn nhân và gia đình 1986 có quy định như sau:

“Tài sản chung được sử dụng để bảo đảm những nhu cầu chung của gia đình.

Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung. Việc mua bán, đổi, cho, vay, mượn, và những giao dịch khác có quan hệ đến tài sản mà có giá trị lớn thì phải được sự thoả thuận của vợ, chồng.”

+ Nếu năm 1997 cả bố và mẹ của bạn cho hai em trai của bạn đất và hai người em đi tiến hành thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì hai em trai của bạn được xác định là chủ sở hữu trên phần đất mà đã được cấp giấy chứng nhận.

+ Nếu chỉ có bố của bạn cho hai em trai đất mà không có sự đồng ý của mẹ bạn, hoặc mẹ của bạn không biết thì việc hai em trai của bạn tự ý đi làm thủ tục để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hiện nay sử dụng toàn bộ diện tích đất của bố mẹ bạn thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp là không phù hợp với quy định của pháp luật.

Trong trường hợp này bạn có quyền làm đơn yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đã cấp cho hai em của bạn theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 106 Luật đất đai 2013, cụ thể tại Điểm d Khoản 2 Điều 106 Luật đất đai 2013 có quy định như sau:

“2. Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp trong các trường hợp sau đây:

d) Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, trừ trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai.”

Thứ hai, bạn và em út có được nhận di sản do tổ tiên để lại không?

Việc bạn và em út có được hưởng phần di sản của tổ tiên để lại hay không sẽ phụ thuộc vào việc các cụ tổ đã mất có để lại di chúc và trong di chúc có chỉ định bạn và em út được hưởng hay không.

Trong trường hợp các cụ tổ nhà bạn không để lại di chúc thì phần di sản để lại sẽ được phân chia theo pháp luật, cụ thể tại Bộ luật dân sự 1995 có quy định về thừa kế theo pháp luật như sau:

Điều 679. Người thừa kế theo pháp luật

“1- Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.

2- Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3- Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng thừa kế hoặc từ chối nhận di sản.”

Điều 680 Bộ luật dân sự 1995 có quy định về thừa kế thế vị như sau:

“Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản, thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng đã chết trước người để lại di sản, thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”

Căn cứ theo quy định trên và dựa trên thông tin bạn trình bày bố của bạn được hưởng phần di sản do các cụ tổ của bạn để lại, hiện nay bố của bạn vẫn còn sống do vậy, bạn, em út, em thứ 2 và em thứ 3 của bạn không được hưởng thừa kế do tổ tiên để lại ( không áp dụng quy định thừa kế thế vị). Việc bạn và các em của bạn hưởng thừa kế sẽ đặt ra khi bố, mẹ của bạn mất.

Theo thông tin bạn trình bày, năm 2008 mẹ của bạn mất. Do vậy, bạn cần lưu ý rằng, bố mẹ của bạn cùng là chủ sở hữu của hai mảnh đất, do vậy về nguyên tắc thì sau khi mất phần di sản của mẹ bạn để lại mà không có di chúc sẽ được chia theo quy định tại Điều 676 Bộ luật dân sự 2005, cụ thể như sau:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;”

Do vậy, khi mẹ của bạn mất thì Bố của bạn và bốn anh em bạn được xác định là hàng thừa kế thứ nhất. Do vậy phần di sản của mẹ bạn để lại được chia làm năm phần, mỗi người hưởng phần di sản bằng nhau.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật Bảo Chính về vấn đề bạn quan tâm, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi câu hỏi cho chúng tôi để được tư vấn hoặc nghe tư vấn trực tiếp của luật sư khi gọi 19006281.

Trân trọng!

Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.

Nghị định 35/2007/NĐ-CP Về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng Nghị định 35/2007/NĐ-CP Về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng
Luật trọng tài thương mại năm 2010 Luật trọng tài thương mại năm 2010
Nghị định 83/2010/NĐ-CP Quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm Nghị định 83/2010/NĐ-CP Quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm
Nghị định 55/2009/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới Nghị định 55/2009/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới
Nghị định 180/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị Nghị định 180/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị
Nghị định 48/2009/NĐ-CP Quy định về các biện pháp đảm bảo bình đẳng giới Nghị định 48/2009/NĐ-CP Quy định về các biện pháp đảm bảo bình đẳng giới
NGHỊ QUYẾT Số: 02/2016/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định của của Nghị quyết 103/2015/QH13 Về việc thi hành Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 NGHỊ QUYẾT Số: 02/2016/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định của của Nghị quyết 103/2015/QH13 Về việc thi hành Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015
Luật Hòa giải ở cơ sở số: 35/2013/QH13 Luật Hòa giải ở cơ sở số: 35/2013/QH13
Nghị định 55/2006/NĐ-CP Quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, trang thiết bị, trang phục, phù hiệu và công cụ hỗ trợ của lực lượng bảo vệ trên tàu hỏa Nghị định 55/2006/NĐ-CP Quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, trang thiết bị, trang phục, phù hiệu và công cụ hỗ trợ của lực lượng bảo vệ trên tàu hỏa
Nghị định 70/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bình đẳng giới Nghị định 70/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bình đẳng giới
Nghị định 50/2008/NĐ-CP Về quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng biển Nghị định 50/2008/NĐ-CP Về quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng biển
Nghị quyết: 103/2015/QH13 Về việc thi hành Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 Nghị quyết: 103/2015/QH13 Về việc thi hành Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
Nghị định 163/2006/NĐ-CP Quy định về giao dịch bảo đảm Nghị định 163/2006/NĐ-CP Quy định về giao dịch bảo đảm
Nghị định 126/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của pháp lệnh bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia Nghị định 126/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của pháp lệnh bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia
Nghị định 11/2012/NĐ-CP Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm Nghị định 11/2012/NĐ-CP Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm
Nghị định số: 63/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Trọng Tài thương mại 2010 Nghị định số: 63/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Trọng Tài thương mại 2010
Nghị định 84/2006/NĐ-CP Quy định về bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí . Nghị định 84/2006/NĐ-CP Quy định về bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí .
Nghị định 127/2006/NĐ-CP Quy định về bảo đảm điều kiện cho hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội Nghị định 127/2006/NĐ-CP Quy định về bảo đảm điều kiện cho hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội
Nghị định 117/2008/NĐ-CP Về phòng thủ dân sự Nghị định 117/2008/NĐ-CP Về phòng thủ dân sự