Tranh chấp về hợp đồng đặt cọc
04/05/2017 16:15Chào quý Công ty Luật Bảo Chính. Quý công ty cho tôi hỏi: gia đình tôi có đặt cọc mua nhà số tiền 100 triệu bằng hợp đồng đặt cọc giữa 2 bên và người làm chứng. Trong cam kết đặt cọc chỉ ghi bên mua hoặc bên bán không mua hoặc bán sẽ bị mất số tiền đặt cọc. Sau khi làm xong giấy biên nhận đặt cọc thì gia đình tôi được người quen cho biết thông tin chủ nhà đó cho nhà hàng xóm bên cạnh mượn 7m2 để làm sổ đỏ. Nên gia đình tôi không yên tâm và không muốn mua nhà đó nữa. Vậy nếu thế tôi có lấy lại được tiền đặt cọc không. Gia đình tôi đã liên lạc nói chuyện tình cảm thương lượng với chủ nhà và họ không đồng ý trả cọc. Họ bảo thích cứ kiện. Vậy tôi kiện thì gia đình tôi có thắng không? Rất mong quý công ty hồi âm, tư vấn pháp lý. Cám ơn quý công ty!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Công ty luật Bảo Chính. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi tư vấn giải đáp cho bạn như sau:
Đặt cọc là một biện pháp bảo đảm, là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 thì việc đặt cọc phải được lập thành văn bản. Khoản 2 Điều 358 Bộ luật Dân sự 2005 quy định như sau:
“2. Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”
Như vậy, theo quy định thì trường hợp đã giao kết hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất; nhưng sau đó, bên đặt cọc lại từ chối việc giao kết hợp đồng chuyển nhượng, thì tài sản thuộc về bên nhận đặt cọc.
Tuy nhiên, khoản 2 Điều 33 Nghị định 163/2006/NĐ-CP thì bên nhận đặt cọc không được xác lập giao dịch đối với tài sản đặt cọc,trừ trường hợp bên đặt cọc, bên ký cược đồng ý.
Trong trường hợp này, bạn không nói rõ là việc người sử dụng đất cho nhà hang xóm bên cạnh 1 diện tích đất trong phần đất đặt cọc để làm sổ đỏ diễn ra trước hay sau thời điểm đặt cọc.
+ Nếu việc người sử dụng đất xác lập giao dịch trên trước thời điểm thực hiện việc đặt cọc đất cho bạn, đối với việc bạn đã đặt cọc mà không giao kết hợp đồng thì lúc này bạn sẽ bị mất số tiền đã đặt cọc cho bên nhận đặt cọc
+ Nếu việc ngườ sử dụng đất xác lập giao dịch sau khi thực hiện đặt cọc đất cho bạn thì hành vi này đã vi phạm hợp đồng đặt cọc, bạn có quyền chấm dứt hợp đồng đặt cọc và yêu cầu bên nhận cọc trả lại bạn số tiền đặt cọc và bồi thường nếu có.
Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp của bạn. Nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc nghe luật sư tư vấn trực tiếp vui lòng gọi 19006281.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.