Tranh chấp về di sản thừa kế
24/04/2017 15:31
Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi xin nhờ tư vấn của quý công ty như sau: Bố mẹ tôi sinh được 5 người con, con lớn sinh năm 1954, con út 1981. Năm 1995 bố tôi chết không để lại di chúc, tài sản là mảnh đất 100 m2. Các anh chị ra ở riêng, không chung hộ khi bố tôi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Sau khi bố mất, năm 2001, mẹ tôi họp gia đình và thống nhất cho con út sử dụng. Tất cả đồng ý nhưng không lập thành văn bản. Mẹ tôi làm đơn trình bày nguyện vọng trao toàn quyền cho con út sử dụng lên UBND huyện và được chấp thuận sang tên cho con út năm từ 2001. Năm 2015 đất có giá anh chị tôi kiện mẹ và người em út vì nói tự ý sang tên không có sự chấp thuận của các anh chị với lý do không lập thành văn bản. Tôi muốn hỏi như sau :
1. Đất bố tôi đứng tên ghi là hộ gia đình ông trong khi đó các anh chị ra ở riêng không chung sổ hộ khẩu, vậy có quyền kiện tài sản chung không ?
2. Việc họp gia đình được sự chấp thuận của các anh chị và mẹ nhưng không lập thành văn bản và việc làm đơn của mẹ gửi UBND huyện với nguyện vọng trao toàn bộ tài sản trên cho con út được đồng ý chấp thuận và đã chuyển tên cho người con út từ năm 2001, vậy đúng hay sai?
3. Các anh chị có quyền khởi kiện việc thừa kế không? Bố mất năm 1995, năm 2001 mới chuyển tên cho người con út, đến năm 2015 mới kiện di sản thừa kế là mảnh đất trên có còn hiệu lực không? Để đảm bảo quyền lợi cho người con út quản lý sử dụng 20 năm nay phải làm như thế nào? Xin luật sư giúp đỡ! Xin chân thành cảm ơn!
Cám ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin xin tư vấn đến cho chúng tôi.
Về vấn đề bạn hỏi Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội tư vấn cho bạn như sau:
1.Vấn đề thứ nhất bạn hỏi là: "Đất bố anh đứng tên ghi là hộ ga đình trong khi đó các anh chị anh đã ra nghỉ riêng và không chung sổ hộ khẩu, vậy có quyền kiện tài sản chung không? "thì xin trả lời bạn là: Việc đăng ký tên trong sổ hộ khẩu chỉ có ý nghĩa trong việc quản lý về mặt hành chính, chứ việc này không có ý nghĩa gì trong việc để lại thừa kế. Quyền sở hữu tài sản của các thành viên trong gia đình phụ thuộc vào việc người đó có được xác định thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định của Bộ luật dân sự năm 1995 hay không và nó không liên quan đến việc những người này cư trú tại đâu.
Căn cứ theo điều 679, Bộ luật dân sự năm 1995 quy định con của người chết đều xác định thuộc hàng thừa kế thứ nhất, nên hoàn toàn có quyền khởi kiện yêu cầu phân chia tài sản chung.
2. Về việc mẹ bạn có quyền để lại tài sản là mảnh đất cho bạn được không
Theo thông tin bạn đưa ra mảnh đất đó là tài sản chung của bố mẹ bạn. Việc bố bạn đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không làm ảnh hưởng đến quyền chủ sở hữu của mẹ bạn đối với mảnh đất này. Chính vì mảnh đất đó là tài sản chung của bố mẹ bạn nên theo quy định của luật hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của 2 vợ chồng sẽ được chia đôi nên khi bố bạn chết thì phần tài sản dùng làm di sản thừa kế của bố bạn sẽ chỉ là 1/2 mảnh đất đó còn lại 1/2 mảnh đất vẫn là của mẹ bạn có quyền sở hữu.
Do vậy, Bạn sẽ không thể là người duy nhất hưởng thừa kế phần di sản mà mẹ bạn để lại mà còn có bố bạn và các anh chị em của bạn. Vậy nên khi làm thủ tục hưởng thừa kế sẽ phải có đầy đủ tất cả những người đồng thừa kế trừ trường hợp những người này cùng đồng ý làm giấy ủy quyền và ký tên đầy đủ ủy quyền cho bạn thực hiện và mẹ bạn có thể để lại cho bạn phần tài sản của mẹ bạn trong khối tài sản chung đó.
Việc chia thừa kế, do bố bạn chết không để lại di chúc nên phần di sản của mẹ bạn (1/2 mảnh đất) sẽ được chia theo pháp luật theo điều 679 bộ luật dân sự 1995 :
"1- Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.
2- Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3- Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng thừa kế hoặc từ chối nhận di sản.".
Vậy, việc họp gia đình được sự chấp thuận của các anh chị và mẹ nhưng không lập thành văn bản nên rất dễ xảy ra tranh chấp vào thời điểm hiện tại, vì không có căn cứ cho việc tất cả những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất đã đồng ý chuyển tên cho người con út năm 2001. Cho nên, nếu như người mẹ chứng minh vào thời điểm đó có sự đồng thuận của tất cả các thành viên trong gia đình thì việc làm đơn của người mẹ chuyển sang cho con út không được coi là hành vi vi phạm pháp luật.
3. Do thời điểm bố bạn để lại di sản mất là năm 1995, và thỏa thuận chia di sản năm 2001, đến năm 2015 mới kiện di sản thừa kế là mảnh đất nên thời hiệu yêu cầu khởi kiện đòi chia di sản vẫn không còn (theo quy định thời hạn đó là 10 năm kể từ ngày mở thừa kế- thời điểm năm 2001 chuyển tên cho người con út) nên những người thừa kế là anh chị em của bạn sẽ không có quyền được khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế nên nếu các anh chị bạn gửi đơn khởi kiện đến tòa án mà nội dung khởi kiện là khởi kiện về thừa kế (như chia di sản thừa kế, xác định quyền thừa kế …) thì Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện do đã hết thời hiệu khởi kiện.
Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp của bạn. Nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc nghe luật sư tư vấn trực tiếp vui lòng gọi 19006281.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.