Tranh chấp quyền thờ cúng đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng? Thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
10/05/2017 10:59
Tóm tắt câu hỏi:
Ở địa phương tôi có 1 trường hợp được nhà nước phong tặng danh hiệu vinh dự bà mẹ Việt Nam anh hùng năm 2014. Xét về điều kiện thì mẹ đủ điều kiện không có gí sai nhưng lại có tranh chấp giữa các con cháu trong gia đình. Bà mẹ Việt Nam anh hùng sinh được 5 người con trong đó có 3 người con trai (thì 2 là liệt sỹ 1 liệt sỹ đã có vợ và có 1 con gái hiện nay con gái thờ cúng liệt sỹ tại nhà con gái còn 1 liệt sỹ chưa có vợ) và 2 người con gái. Ông con trai còn lại của bà mẹ Việt Nam anh hùng sinh được 5 người con và trước đây thờ cúng ông bà bố mẹ và liệt sỹ chưa có vợ khi ông chết ông viết di chúc thờ cúng lại cho con trai cả của ông nhưng do ông con trai cả của ông ở xa quê nên lại ủy quyền lại cho người con trai thứ 2 của ông. khi làm hồ sơ đề nghị truy tặng mẹ Việt Nam anh hùng thì lại do người con trai thứ 3 của ông con trai bà mẹ Việt Nam anh hùng làm tức là người cháu nội thứ 3 của bà mẹ trong hồ sơ khai bà mẹ có 5 người con thì có 2 người là liệt sỹ còn lại đều đã chết nhưng trên thực tế thì bà mẹ vẫn còn 2 người con gái còn sống và tự mình ký vào các biên bản ủy quyền để làm hồ sơ, chính quyền xã do không xác minh rõ ràng nên đã ký xác nhận để cho hưởng chế độ.
Khi nhận bằng và tiền hơn 42 triệu về người cháu không báo cáo gia đình họ tộc mà tự ý dùng số tiền đó vào việc xây một nhà thờ riêng trên đất của anh ta và giữ bằng bà mẹ. Hai người con gái của bà mẹ gửi đơn đề nghị lên UBND xã địa phương cũng đã tổ chức hòa giải nhiều lần nhưng không thành và lập các báo cáo gửi cấp trên xin ý kiến xử lý nhưng cho đến nay đã hơn 3 năm vụ việc trên vẫn chưa được giải quyết.
Tôi muốn hỏi luật sư tư vấn cách xử lý vụ việc trên, 2 người con gái của bà mẹ có thể khởi kiên người cháu được không và gửi ra cơ quan nào? Cảm ơn luật sư!
Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:
Đây là một quan hệ tranh chấp đặc thù, và về bản chất là tranh chấp dân sự quyền thờ cúng Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Các quy định của pháp luật không hạn chế quyền khởi kiện của các bên trong quan hệ tranh chấp này. Cụ thể, trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định tại Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về Những trách chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án như sau:
1. Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân.
2. Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.
3. Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.
4. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật này.
5. Tranh chấp về thừa kế tài sản.
6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
7. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính.
8. Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật tài nguyên nước.
9. Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.
10. Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí.
11. Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
12. Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
13. Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
14. Các tranh chấp khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, đối với trường hợp này, hai cô con gái của Bà mẹ Việt Nam anh hùng có quyền khởi kiện cháu trai theo căn cứ của khoản 14 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 đã trích dẫn và Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi người cháu đang cư trú được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 khi vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật. Và Tòa án phải có trách nhiệm thụ lý và giải quyết, trong trường hợp không thuộc thẩm quyền của mình thì phải có hướng dẫn để công dân thực hiện quyền của mình ở cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết vụ việc.
Ngoài ra, hai cô con gái của Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính đối với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi ở của Bà mẹ Việt Nam anh hùng đối với hành vi hành chính không kiểm tra hồ sơ và giao tiền trợ cấp cho sai đối tượng nếu có đủ các căn cứ chứng minh.
Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho câu hỏi của bạn, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn chi tiết, chính xác nhất
Trân trọng !
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.