Trách nhiệm dân sự khi gây tai nạn giao thông
13/05/2017 09:35Bố tôi vào ngày 6/03/2016 trong khi đang chở tre bằng xe tự chế đi trên đường vào lúc tầm khỏang 6h thì thấy một người đi xe máy với vận tốc cao và có chở theo phía sau một đứa trẻ , vì trời tối và người này có uống rượu ,bia ,nên lúc đó người đi xe máy đã vô ý đâm vào một cây tre của xe bố tôi và chết ngay tại chỗ còn đứa con thì vẫn còn sống , khi gây tai nạn xong thì bố tôi cũng có ý thức tự thú và bị công an huyện Kiến Xương tạm giam 1 tuần sau đó được tạm tha về để cúng tuần đầu và giản hòa với gia đình nhà người bị nạn , gia đình chúng tôi cũng đã có trách nhiệm lo mai táng đàng hoàng cho nguồi bị nạn . Gia đình tôi cũng sang nói chuyện với gia đình người bị nạn và được biết gia đình người bị nạn có 2 đứa con chưa đầy 5 tuổi . Vậy luật sư cho tôi hỏi là gia đình tôi phải chịu trách nhiệm như thế nào đối với gia đình người bị nạn.
Cám ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin xin tư vấn đến Công ty Luật Bảo Chính, Đoàn Luật sư Hà Nội.
Về nội dung bạn quan tâm, Công ty Luật Bảo Chính trả lời cho bạn như sau:
Trong trường hợp này, người gây ra tai nạn sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định tại Điều 604 Bộ luật dân sự:
"1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường".
Vì sau khi hành vi gây tai nạn xảy ra, em bạn đã bị chết vì thế nên người gây ra tai nạn cho em bạn phải bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm hại được xác định cụ thể như sau:
"Điều 610. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết.
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.
2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định".
Như vậy, ngoài việc chịu trách nhiệm hình sự, người gây tai nạn còn phải bồi thường các khoản sau:
+ Chi phí hợp lý cho việc mai tang
+ Tiền cấp dưỡng cho 2 đứa con chưa thành niên của người bị thiệt hại.
+ Khoản bồi thường về tinh thần cho người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị hại ( có thể là vợ, bố mẹ đẻ, con của người bị thiệt hại). Các khoản chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, mai táng, nghĩa vụ cấp dưỡng hay bồi thường về tinh thần được quy định cụ thể tại mục 2, phần 2 Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật Bảo Chính về vấn đề bạn quan tâm. Nếu còn vướng mắc, bạn hãy gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn!
Chúc bạn may mắn và thành công!
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.