Trách nhiệm của bảo vệ khi tài sản bị mất
03/04/2017 16:56
Xin chào luật sư, e là sinh viên e muốn hỏi về vấn đề trường e bị mất cắp 7 cái cpu máy tính thời gian diễn ra mất cắp trong vòng 20phút vào ca trực của 1 bảo vệ trường đang trực ca đêm, khi phát hiện trường đã bắt bảo vệ đền tổng giá trị là 32 triệu đồng và có gây quỹ giúp bảo vệ trả tiền đền bù.
Nhưng nhiều ý kiến của các học sinh trường cho rằng việc mất cắp không phải do bảo vệ mà là do của chung tất cả mọi người, bảo vệ đã già yếu không thể một mình canh gác hết tất cả trường học và khẳng định đó không phải do lỗi bảo vệ, nhà trường bắt mỗi bảo vệ đó đền là không đúng. nhung theo ý kiến của em thì việc bảo vệ chịu trách nhiệm trong nhiệm vụ và ca trực của mình là phải đền bù nếu bị mất mát là đúng, vì bảo vệ đã kí hợp đồng với nhà trường sẽ bảo vệ tài sản nhà trường thì nhà trường mới dám nói bảo vệ phải đền số tiền phù hợp với giá trị tài sản bị mất. nhà trường có bắt bảo vệ đền nhưng cũng có quyên góp giúp bác bảo vệ để có số tiền đền cho nhà trường của cá nhân mỗi giáo viên. em đã biện luận và nói lên ý kiến của em với mọi người nhưng mọi người lại phản bác và nói rằng em không có tình người khi em đỗ lỗi cho bảo vệ đền hết, e có giải thích rằng em chỉ nói về phần trách nhiệm vốn có của bảo vệ khi làm ngành bảo vệ và đã kí hợp đồng giữ gin tai sản cho nhà trường và quyền lợi khi bảo vệ trực ca đêm có thể thưởng thêm tiền. nhưng mọi người vẫn không đồng ý và nhất quyết nói em nhận thức chưa đủ và cái tôi quá lớn khi suy nghĩ như vậy vì 1 bảo vệ không thể trực hết trường được vì bác đã già, em cũng có nói rằng em nói ở đây là nhiệm vụ của người bảo vệ chứ chưa nói về tình lý... mọi người cứ thế tranh cãi nhau, vậy theo luật sư quan điểm của em là đúng hay sai ạ? và có thể giải thích lý do giúp em thông hiểu hơn không ạ? em cám ơn luật sư nhiều vì đã trả lời mail giúp em. Xin gửi luật sư thắc mắc của em.
Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin xin tư vấn.
Về nội dung vấn đề bạn đang thắc mắc Công ty luật Bảo Chính tư vấn như sau:
Về trách nhiệm của bác bảo vệ trường đối với tài sản của trường bị mất . Được pháp luật quy định như sau:
Căn cứ theo Điều 360 BLDS 2015 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ: “Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”
Căn cứ “Điều 517 BLDS 2015 quy định nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ:
1. Thực hiện công việc đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác.
2. Không được giao cho người khác thực hiện thay công việc nếu không có sự đồng ý của bên sử dụng dịch vụ.
3. Bảo quản và phải giao lại cho bên sử dụng dịch vụ tài liệu và phương tiện được giao sau khi hoàn thành công việc.
4. Báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ về việc thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện không bảo đảm chất lượng để hoàn thành công việc.
5. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong thời gian thực hiện công việc, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
6. Bồi thường thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nếu làm mất, hư hỏng tài liệu, phương tiện được giao hoặc tiết lộ bí mật thông tin."
Từ căn cứ pháp lý trên cho thấy pháp luật quy định trong một giao dịch dân sự thông thường. Thì bên vi phạm nghĩa vụ phải có trách nhiệm thực hiện những gì hai bên giao kết đã thỏa thuận.
Nhưng ở trường hợp bạn đưa ra thì việc xác định lỗi và mức bồi thường của bác bảo vệ trường có những chi tiết cần lưu ý như sau:
Thứ nhất: “mất cắp trong vòng 20phút vào ca trực của 1 bảo vệ trường đang trực ca đêm” thì ở đây có xuất hiện việc xác đinh khoảng thời gian 20 phút nhưng không có mốc thời gian cụ thể. Nếu như không có một ai chứng kiến, không có các thiết bị thu hình ghi lại thời điểm bị mất cắp. Thì phải đặt ra cấu hỏi là ca trực của bác bảo vệ đó có trùng với thời điểm mất cắp hay không? Nếu không thì sẽ thuộc trách nhiệm của người bảo vệ khác.
Thứ hai là căn cứ vào nội dung hợp đồng quy định về việc bồi thường đối với tài sản bị mất cắp.Để xác định các thức bồi thường và mức bồi thường.
Thứ ba là “việc bị mất 7cái CPU máy tính, tổng giá trị là 32triệu đồng, mất cắp trong vòng 20phút” ở đây phải xác định rõ các vấn đề sau: Nguyên nhân dẫn đến việc mất trộm có phải chỉ riêng từ bác bảo vệ không? Thời điểm mất cắp cửa có được khóa không? . Cơ sở vật chất của nhà trường có đảm bảo điều kiện như thiết kế ban đầu không? Có được rào , che, chắn như quy định không? Căn cứ khoản 5,Điều 585 Bộ luật dân sự 2015 quy định “5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.” Nếu không thì ai có trách nhiệm khóa? Nếu có thì phải liên đới chịu trách nhiệm. Việc xác định giá trị của 7 cái CPU phải xác định giá đối với hàng đã qua sử dụng tại thời điểm bị mất cắp( dưới 32 triệu) nếu như thỏa thuận hợp đồng không quy định về vấn đề này. Căn cứ khoản 3, Điều 585 Bộ luật dân sự 2015 quy định “Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại …có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.”
Còn việc cho rằng bác bảo vệ đã già yếu không thể một mình canh gác hết tất cả trường học là không có cơ sở. Vì khi ký hợp đồng bảo vệ là do sự thỏa thuận ý chí và điều kiện của nhà trường với bác bảo vệ.
Còn nếu như việc xác định mất cắp có mức bồi thường cụ thể thì có thể giảm mức bồi thường như sau: Căn cứ Điều 585 của Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình
.3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra
5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.”
Như vậy nếu như bác bảo vệ sau khi xem xét đúng về lỗi và mức bồi thường thì có thể thỏa thuận về phương tức bồi thường một lần hoặc nhiều lần , hình thức bồi thường bằng vật hoặc bằng tiền. Có thể được giảm nếu mức bồi thường thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của bác bảo vệ.
Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp bạn hỏi. Nếu còn vướng mắc bạn có thể hỏi tiếp hoặc nghe luật sư tư vấn khi gọi 1900 6281
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.