Thủ tục lập di chúc như thế nào ?
05/04/2017 15:03
Chào quý Luật sư.
Gia đình tôi có mẹ tôi và vợ chồng chú em tôi chung một hộ khẩu. Vợ chồng em tôi đã ly thân từ lâu nhưng hộ khẩu của vợ và con trai chú ấy vẫn ở nhà tôi.
Vừa qua em tôi qua đời, mẹ tôi muốn lập di chúc để lại phần đất mà mẹ tôi đứng tên cho tôi.
Vậy thủ tục lập di chúc là như nào và khi lập di chúc có cần chữ ký hay sự đồng ý của em dâu tôi không ?
Xin luật sư giải đáp giúp.
Chân thành cảm ơn!
Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin xin tư vấn.
Về nội dung vấn đề bạn đang thắc mắc Công ty luật Bảo Chính tư vấn như sau:
Theo thông tin bạn cung cấp em trai bạn vừa qua đời, mẹ bạn muốn lập di chúc để lại phần đất mà mẹ bạn đứng tên cho bạn. Như vậy chúng ta hiểu rằng phần đất này là tài sản đã có giấy chứng nhận sở hữu và phần đất này chỉ đứng tên mẹ bạn. Nếu đất được cấp cho cá nhân mẹ bạn và là tài sản riêng của mẹ, không phải là tài sản chung của mẹ và bố bạn thì mẹ bạn là người có quyền lập di chúc và để lại tài sản này cho bạn mà không cần có sự đồng ý hay chữ ký của em dâu bạn.
Tại bộ luật dân sự 2015 mới di chúc được coi là hợp pháp khi:
"Điều 630. Di chúc hợp pháp
1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng."
Việc em dâu và con của em bạn có tên trên hộ khẩu gia đình bạn không liên quan đến việc mẹ bạn lập di chúc này.
Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp bạn hỏi. Nếu còn vướng mắc bạn có thể hỏi tiếp hoặc nghe luật sư tư vấn khi gọi 1900 6281
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.