Thủ tục tặng cho đất cho con, người ở Việt Nam, người ở nước ngoài thực hiện thế nào?
27/04/2017 15:37
Chào luật sư!
Ông tôi có mảnh đất rộng 20m, và dài 200m. Ông muốn cho 3 người con gái, 2 người tên Tâm và An chung nhau phía trước (1 nửa mảnh đất và chia ra mỗi người 1 nửa), và cho Hoà 1 nửa mảnh đất còn lại phía sau vườn. Nhưng Hoà hiện đang sinh sống tại nước ngoài.
Xin hỏi luật sư trong trường hợp này cần làm những gì ạ?
Rất mong nhận được câu trả lời của luật sư. Chân thành cảm ơn!
Công ty Luật Bảo Chính, Đoàn Luật sư Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin xin tư vấn.
Về vấn đề của bạn thắc mắc Công ty Luật Bảo Chính tư vấn cho bạn như sau:Phải xác định ông bạn cho theo dạng tặng cho hay làm di chúc.
* Trong trường hợp ông bạn muốn làm theo thủ tục tặng cho thì theo quy định của Bộ luật dân sự thì:
- Soạn thảo hợp đồng tặng cho đối với từng người sau đó đêm tới văn phòng công chứng hoặc ủy ban nơi có mảnh đất công chứng.
Điều 722. Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao quyền sử dụng đất cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.”
“Điều 723. Nội dung của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất bao gồm các nội dung sau đây:
1. Tên, địa chỉ của các bên;
2. Lý do tặng cho quyền sử dụng đất;
3. Quyền, nghĩa vụ của các bên;
4. Loại đất, hạng đất, diện tích, vị trí, số hiệu, ranh giới và tình trạng đất;
5. Thời hạn sử dụng đất còn lại của bên tặng cho;
6. Quyền của người thứ ba đối với đất được tặng cho;
7. Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng.”
- Sau khi công chứng xong thì làm thủ tục tách thửa sang tên cho từng người trong gia đình.
* Trong trường hợp ông bạn làm theo thủ tục viết di chúc thì:
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
“Điều 649.Hình thức của di chúc
Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
Người thuộc dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng chữ viết hoặc tiếng nói của dân tộc mình.”
“Điều 650. Di chúc bằng văn bản
Di chúc bằng văn bản bao gồm:
1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;
2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;
3. Di chúc bằng văn bản có công chứng;
4. Di chúc bằng văn bản có chứng thực.”
“Điều 651. Di chúc miệng
1. Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
2. Sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.”
Như vậy, ông bạn sẽ lập một di chúc bằng văn bản ghi rõ nội dung như sau :
“Điều 653. Nội dung của di chúc bằng văn bản
1. Di chúc phải ghi rõ:
a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;
b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
d) Di sản để lại và nơi có di sản;
đ) Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.
2. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.”