Tại sao chỉ quy định năng lực pháp luật của pháp nhân mà không quy định năng lực hành vi của pháp nhân?
11/05/2017 17:09Tại sao trong Bộ luật dân sự năm 2005 chỉ quy định năng lực pháp luật của pháp nhân mà không quy định năng lực hành vi của pháp nhân ? Tại sao một tổ chức đều mong muốn có tư cách pháp nhân ? Tư cách pháp nhân mang lại cho tổ chức những lợi ích gì ? Trách nhiệm dân sự của tổ hợp tác là trách nhiệm hữu hạn hay trách nhiệm vô hạn ? Thành viên của tổ hợp tác có thể là pháp nhân không và tại sao ??
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Công ty luật Bảo Chính. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi tư vấn giải đáp cho bạn như sau:
Căn cứ vào Điều 86 Bộ luật dân sự 2005 thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự phù hợp với mục đích hoạt động của mình.
- Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm pháp nhân được thành lập và chấm dứt từ thời điểm chấm dứt pháp nhân.
- Người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo uỷ quyền của pháp nhân nhân danh pháp nhân trong quan hệ dân sự.
Pháp luật chỉ quy định năng lực pháp luật của pháp nhân bởi lẽ trong năng lực pháp luật của pháp nhân đã bao gồm cả năng lực pháp luật pháp nhân và năng lực hành vi pháp nhân. Thời điểm phát sinh và chấm dứt là giống nhau. Năng lực pháp luật của pháp nhân và năng lực hành vi pháp luật của pháp nhân phát sinh khi pháp nhân được thành lập và được thừa nhận và chấm dứt khi pháp nhân chấm dứt hoạt động.
Một tổ chức có tư cách pháp nhân có điểm thuận lợi về trách nhiệm hữu hạn. Có nghĩa là khi tổ chức hoạt động bị thua lỗ thì chỉ lấy tài sản của tổ chức đó ra để thanh toán. Nếu hết, thì cũng không được lấy tài sản của cá nhân góp vốn vào tổ chức đó ra để thanh toán. Đó chính là trách nhiệm hữu hạn của chủ thể có tư cách pháp nhân.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 111 Bộ luật dân sự 2005 thì:
- Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn của từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủ thể trong các quan hệ dân sự.
Từ khái niệm tổ hợp tác, nhân thấy thành viên tổ hợp tác từ 3 cá nhân trở lên. Do đó, tổ hợp tác không thể có thành viên là pháp nhân.
Tổ hợp tác có đủ điều kiện để trở thành pháp nhân theo quy định của pháp luật thì đăng ký hoạt động với tư cách pháp nhân tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Căn cứ vào khoản 2 Điều 117 Bộ luật dân sự 2005 thì tổ hợp tác chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của tổ; nếu tài sản không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của tổ thì tổ viên phải chịu trách nhiệm liên đới theo phần tương ứng với phần đóng góp bằng tài sản riêng của mình. Do trách nhiệm của tổ hợp tác là trách nhiệm vô hạn nên tổ hợp tác không có tư cách pháp nhân.
Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp của bạn. Nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc nghe luật sư tư vấn trực tiếp vui lòng gọi 19006281.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.