Tài sản phát hiện được là chiếm hữu hợp pháp?
05/01/2017 11:45Vợ chồng chị Hà và anh Tiên sau nhiều năm dành dụm, tiết kiệm đã mua được một ngôi nhà trên diện tích 80 m2 thuộc ngoại ô thành phố Hải Phòng.Vì nhà đã cũ nên vợ chồng anh quyết định đập bỏ đi để xây lại nhà mới.Vợ chồng anh đã thuê Công ty dịch vụ X phá dỡ ngôi nhà cũ.Trong khi đang đập bỏ ngôi nhà thì anh M (là nhân viên của Công ty X) đã phát hiện thấy 1 chiếc hộp bằng sắt (có khích thước giống 1 cuốn sách giáo khoa) được cất giấu ở góc của bức tường nhà.Nghi ngờ trong hộp sắt có nhiều đồ quý hiếm nên anh M đã giấu đi và nhân lúc vắng người anh đã mang chiếc hộp sắt đó về nhà mình. Anh M đã cùng vợ mình là chị N phá chiếc hộp sắt thì thấy ở trong có chứa 10 thỏi vàng, mỗi thỏi ước chừng 5 lượng, nhiều đồ trang sức quý bằng vàng ta và ngọc bích. Hôm sau, con trai của anh M và chị N đã sang hàng xóm kể lại câu chuyện trên và tin anh M phát hiện được vàng đã lan xa, đến tai anh Hà và chị Tiên. Anh Hà và chị Tiên đã đến yêu cầu anh M trả lại toàn bộ tài sản trong chiếc hộp sắt cho mình vì cho rằng anh M không có quyền chiếm hữu cũng như sở hữu, chiếc hộp tìm thấy trong nhà của anh Hà, chị Tiên thì phải là của anh chị. Hỏi: Hành vi chiếm hữu của anh M đối với số tài sản phát hiện được có phải là hành vi chiếm hữu hợp pháp hay không? Tranh chấp xảy ra, hãy đưa ra hướng giải quyết.
Hành vi chiếm hữu của anh M đối với số tài sản trên là không phù hợp với quy định của pháp luật nên không phải là hành vi chiếm hữu hợp pháp theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 165 BLDS năm 2015. Theo quy định của Điều 229 BLDS năm 2015 thì anh M phải thông báo công khai hoặc trả ngay cho chủ sở hữu. Nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho UNBD cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, nếu anh M ngay sau khi phát hiện ra chiếc hộp sắt đó đã báo tin cho anh M. Nếu anh M không chứng minh được mình là người cất giấu chiếc hộp sắt, nó là của mình thì các bên phải thông báo hoặc giao nộp cho UBND hoặc công an cấp xã gần nhất để thông báo tìm chủ sở hữu. Chỉ sau khi thông báo công khai như trên thì hành vi chiếm hữu của anh M mới là hành vi chiếm hữu hợp pháp nếu anh M tiếp tục giữ số tài sản này. Theo tình tiết trong vụ việc thì nếu chủ cũ của ngôi nhà (người đã bán nhà cho vợ chồng anh Hà, chị Tiên) chứng minh được quyền sở hữu đối với chiếc hộp sắt thì được lấy về, còn không có ai chứng minh được quyền sở hữu thì số tài sản đó sẽ được giải quyết theoo quy định tại khoản 2 Điều 229 BLDS năm 2015.
Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp ông hỏi. Nếu ông còn vướng mắc thì có thể gọi 1900 6281 để được luật sư tư vấn cụ thể, chi tiết hơn.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.