Quyền được về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân
28/03/2017 10:24Chiều nay, Q có thư chuyển phát nhưng Q lại nghỉ ốm. Cô giáo chủ nhiệm đã nhờ N mang thư về cho bạn. Từ trước đến nay, N và Q chơi rất thân với nhau. Hai đứa có gì cũng tâm sự, chia sẻ với nhau, từ việc học, việc ăn, mặc rồi cả chuyện tình cảm tuổi học trò nữa. N không suy nghĩ gì nữa, nên về tới nhà, N vội quẳng cặp sách vào bàn rồi lôi thư của Q ra bóc xem. Xin cho viết pháp luật quy định N có được xem thư của Q hay không? Rất mong nhận được tư vấn sớm của Luật sư. Tôi xin cảm ơn! (Đỗ Linh - Bắc kan)
Công ty Luật Bảo Chính, Đoàn Luật sư Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin xin tư vấn.
Về vấn đề của bạn thắc mắc Công ty Luật Bảo Chính tư vấn cho bạn như sau:
Theo điều 38 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình:
"Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định"
Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Vì vậy, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình phải được người đó, các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp việc thu thập, lưu giữ, sử dụng hoặc công bố công khai thông tin này vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật định. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, theo quy định về quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân thì N không được phép tự ý bóc thư của Q ra để xem nếu chưa được sự cho phép của Q.
Trên đây là nội dung tư vấn của công Luật Bảo Chính cho câu hỏi của bạn. Nếu còn thắc mắc tiếp tục gửi thông tin về cho chúng tôi hoặc gọi 19006821 để được tư vấn tiếp.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.