Quy định về việc hưởng di sản thừa kế
06/05/2017 09:12Kính chào Luật sư! Xin Luật sư tư vấn giúp trường hợp thừa kế tài sản của tôi. Bà Di tôi không có con, trước khi mất bà làm di chúc để lại ngôi nhà và mảnh đất cho tôi và con gái của một người em Bà (gọi là chị B) thừa hưởng. Chúng tôi chưa hoàn tất các thủ tục để nhận thừa kế thì chị B qua đời, vậy con gái của chị B có được hưởng thừa kế thay mẹ hay không hay tôi được hưởng toàn bộ tài sản thừa kế? Mong sớm nhận được tư vấn của Luật sư, xin chân trọng cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Công ty luật Bảo Chính. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi tư vấn giải đáp cho bạn như sau:
Như bạn trình bày, khi bà Di mất, bà Di có để lại di chúc, trong nội dung di chúc đã định đoạt cho bạn và chị B là con gái một người em của bà Di được hưởng. Theo quy định tại Điều 636 Bộ luật dân sự 2005 quy định thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế như sau: "Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại."
Như vậy, chị và chị B đều là người thừa kế hợp pháp theo di chúc. Mỗi người sẽ đều có quyền hưởng phần di sản mà người có di sản để lại. Như chị trình bày thì chị và chị B chưa làm xong thủ tục nhận di sản thừa kế nhưng chị B đã chết.
Tuy nhiên, việc chị và chị B chưa làm xong thủ tục khai nhận di sản sẽ không ảnh hưởng đến phần di sản mà chị B được hưởng. Chị B vẫn được hưởng thừa kế theo nội dung định đoạt trong di chúc.
Đối với phần di sản mà chị B được hưởng theo di chúc sẽ được xử lý như sau:
+ Nếu chị B có để lại di chúc thì phân chia theo di chúc.
+ Nếu chị B không có di chúc để lại thì sẽ chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại Điều 676 Bộ luật dân sự 2005 như sau:
"1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."
Như vậy chị sẽ không được hưởng tất cả di sản do bà Di để lại mà phần di sản của chị B sẽ được chia cho những người thuộc hàng thừa kế của chị B.
Tính thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ thai sản. Điều kiện hưởng chế độ thai sản.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, cho tôi hỏi về vấn đề thai sản. Tôi đang mang thai ngày dự sịnh là 30/10/2016. Tôi đóng bảo hiểm được 3 năm rồi. Đến tháng 3/2016 báo giảm để hưởng chế độ ốm đau trên 14 ngày. Tháng 4 báo tăng tiếp tục đóng bảo hiểm, tháng 6/2016 báo giảm chế độ ốm đau trên 14 ngày, rồi xin nghỉ không lương luôn đến lúc sinh. Vậy xin hỏi:
- Thời giảm báo giảm có được tính đóng bảo hiểm hay không?
- Thời gian gian trong vòng 12 tháng trước sinh là bao nhiêu tháng?
- Tôi có được hưởng chế độ thai sản hay không?
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Công ty luật Bảo Chính. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi tư vấn giải đáp cho bạn như sau:
- Thời gian được tính là thời gian hưởng bảo hiểm xã hội:
Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014:
“ Điều 85. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
[…] 3. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. […]”
Theo quy định này, nếu người lao động nghỉ làm việc không hưởng lương từ 14 ngày trở lên sẽ không phải đóng bảo hiểm và trong trường hợp của bạn tháng đó sẽ không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội. Theo đó, tháng 3 và tháng 6 năm 2016 chị sẽ không được tính là thời gian để hưởng bảo hiểm xã hội.
- Thời hạn 12 tháng trước sinh:
Theo Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, thời hạn 12 tháng trước sinh được tính như sau:
“Điều 9. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:
a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.”
Trong trường hợp của chj thời điểm dự sinh là ngày 30/10/2016, sau ngày 15 của tháng nên thời gian 12 tháng tính cả tháng 10/2016, như vậy thời hạn 12 tháng trước khi sinh được tính từ ngày 1/11/20115.
- Xét điều kiện được hưởng chế độ thai sản:
Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014, điều kiện hưởng chế độ thai sản được quy định như sau:
“ Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”
Nói riêng về trường hợp hưởng chế độ sinh con, phải đáp ứng được điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội, cụ thể là phải đóng bao hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên, nếu trừ đi hai tháng (tháng 3 và tháng 6 năm 2016) không được tính vào thời gian này mà chị vẫn đảm bảo đóng bảo hiểm xã hội các tháng còn lại từ 11/2015 đến 10/2016 thì chị đáp ứng đủ điều kiện để được hưởng chế độ thai sản đối với chế độ sinh con.
Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp của bạn. Nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc nghe luật sư tư vấn trực tiếp vui lòng gọi 19006281.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.