Phân chia di sản thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005
10/05/2017 08:57"Mẹ em mất năm 2005, đến năm 2007 cha em kết hôn với người phụ nữ khác(có đăng ký kết hôn). Mẹ em mất không để lại di chúc, anh chị em của em gồm có 4 người. Các anh em của e rất lo sợ người phụ nữ đó có đăng ký kết hôn với cha với mục đích để thừa kế. Nếu cha em lập di chúc và được UBND xã chứng thực thì việc thừa kế đó có tuân theo di chúc hay không? Nếu người đó buộc phải chia theo pháp luật thì sao? Anh em của em không biết phải làm sao để người đó không được hưởng thừa kế, điều khó khăn nhất là cha em chưa chịu chuyển tên quyền sử dụng cho các con. Em mong Luật sư giúp đỡ anh em của em!?
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Công ty luật Bảo Chính. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi tư vấn giải đáp cho bạn như sau:
Trước tiên, mẹ bạn mất, không để lại di chúc thì phần tài sản trong khối tài sản chung với bố bạn sẽ được chia thừa kế theo pháp luật cho hàng thừa kế thứ nhất: Ba bạn và 4 người con, phần còn lại trong khối tài sản chung thuộc quyền định đoạt của ba bạn.Theo quy định tại Điều 680 Bộ luật Dân sự 2005 về việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung, đang xin ly hôn, đã kết hôn với người khác.
"1. Trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.
2. Trong trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Toà án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.
3. Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản."
Theo nguyên tắc của Bộ luật dân sự 2005, pháp luật luôn tôn trọng ý chí tự định đọat của người có di sản để lại đối với tài sản của họ bằng hình thức lập di chúc. Có nghĩa là người có tài sản có thể để lại tài sản của mình cho bất kỳ ai và quyết định luôn việc để lại bao nhiêu( tòan bộ hay một phần) tài sản mà họ hiện đang sở hữu. Tuy nhiên, Luật có lọai trừ một số người thuộc diện thừa kế bắt buộc được quy định tại Điều 669 Bộ luật dân sự 2005 về Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc:
"Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:
1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động."
Về việc mẹ kế của bạn có quyền được hưởng di sản thừa kế hay không thì theo nguyên tắc của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 khi ba bạn và mẹ kế đã là vợ chồng hợp pháp, có nghĩa là chiếu theo Điều 669 Bộ luật dân sự 2005 thì mẹ kế là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ba bạn và sẽ được hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc và nội dung di chúc theo tinh thần của điều 669 trên ngoài những trường hợp sau:
Trường hợp người thừa kế từ chối nhận di sản thừa kế theo Điều 642 Bộ luật dân sự quy định về từ chối nhận di sản
1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản; người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản.
3. Thời hạn từ chối nhận di sản là sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế. Sau sáu tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không có từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận thừa kế.
Hoặc người thừa kế thuộc trường hợp là người không có quyền hưởng di sản theo Điều 643 Bộ luật dân sự quy định:
1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.
Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp của bạn. Nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc nghe luật sư tư vấn trực tiếp vui lòng gọi 19006281.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.