Nghĩa vụ trả nợ của bên vay trong hợp đồng vay tài sản. Hợp đồng vay tài sản.
10/05/2017 11:17
Tóm tắt câu hỏi:
Trước đây tôi có vay tín chấp Prudental bằng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, trước giờ tôi vẫn đóng tiền vay đầy đủ. Nhưng giờ kinh tế tôi đang gặp khó khăn không còn khả năng đóng bảo hiểm cũng như các khoản vay tín chấp nữa.
Vậy tôi có thể tất toán khoản nợ vay tín chấp của mình với prudental bằng cách chuyển nhượng lại cho Prudental toàn bộ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ để giải quyết nợ được không? Mong được luật sư tư vấn!
Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hợp đồng vay tài sản như sau: "Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định."
Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nghĩa vụ trả nợ của bên vay:
"1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Theo quy định trên, bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền vay và tiền lãi khi đến kỳ hạn thanh toán trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, trong trường hợp bên vay không thể trả đủ tiền thì có thể trả bằng các tài sản có giá trị khác tùy theo thỏa thuận của hai bên.
Đối chiếu theo quy định trên vào trường hợp của bạn, trước đây bạn có vay tín chấp prudental bằng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ nhưng nay bạn đang gặp khó khăn không có khả năng đóng tiếp bảo hiểm và các khoản vay tín chấp. Nay bạn muốn thanh toán khoản nợ vay tín chấp với bên cho vay bằng cách chuyển nhượng lại bên cho vay toàn bộ hợp đồng bảo hiểm thì bạn có thể thỏa thuận với bên cho vay; nếu bên cho vay đồng ý thì có để thanh toán bằng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho câu hỏi của bạn, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn chi tiết, chính xác nhất
Trân trọng !
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.