Mẹ mất, không xác định được cha đẻ thì thủ tục phân chia di sản thừa kế được xác định thế nào?
13/05/2017 09:05Kính gửi luật sư cháu muốn nhờ luật sư tư vấn giúp trường hợp về chuyển quyền thừa kế đất đai của cháu như sau: Gia đình cháu có 2 người 1 mẹ 1 con, có tên bố trong giấy khai sinh nhưng chưa hề ở với mẹ con cháu bao giờ. Không may mẹ cháu bị tai nạn qua đời (chết đột ngột không để lại di chúc). Hiện giờ cháu muốn làm giấy đăng ký quyền sử dụng đất (nhà cháu trước chưa có sổ đỏ), cháu được phòng công chứng hướng dẫn phải làm thủ tục chuyển quyền thừa kế từ mẹ sang cháu trước rùi mới làm sổ đỏ được. Hàng thừa kế thứ nhất gồm có ông bà ngoại, bố danh nghĩa trong giấy khai sinh, và cháu. Hiện tại cháu đã làm hợp đồng từ chối tài sản thừa kế của ông bà ngoại sang cháu không vấn đề gì. Rắc rối ở ông bố danh nghĩa trong giấy khai sinh của cháu qua tìm hiểu cháu cũng biết được mẹ cháu có tuổi nên cũng muốn xin một đứa con và hai người trước không có đăng ký kết hôn và bố cháu cũng đã có một người vợ (hiểu nôm na cháu là con ngoài dã thú).Cháu cũng đi tìm lại bố để xin xác nhận hợp đồng từ chối tài sản thừa kế nhưng vấn đề phát sinh là ông bố đẻ của cháu tên là ĐÀO TRỌNG T, nhưng trong giấy khai sinh của cháu lại là NGUYỄN VĂN T. qua nói chuyện thì cháu được biết hồi trước bà cả với bà hai có hay ghen tuông và việc mẹ cháu không được phép ghi tên bố đẻ lên giấy khai sinh và việc mẹ cháu lấy một cái tên NGUYỄN VĂN T ghi lên giấy khai sinh của cháu là như thế. Hiện tại cháu không thể làm được hợp đồng từ chối tài sản của bố đẻ do ông ĐÀO TRỌNG T đính thị là bố đẻ cháu nhưng lại khác ông NGUYỄN VĂN T trong giấy khai sinh. Và cháu cũng không thể nhờ phường xác nhận được là ông ĐÀO TRỌNG T và ông NGUYỄN VĂN T này là một do ông bố đẻ cháu chỉ là bố trên danh nghĩa do mẹ cháu có tuổi và muốn xin một đứa con và từ bé đến lớn ông không có nuôi dưỡng gì cháu và cũng không có tên trong bất kỳ giấy tờ nào khác ngoài một cái tên, quê quán, năm sinh trong giấy khai sinh.Vậy trường hợp của cháu kính gửi luật sư tư vấn giúp xem làm thế nào để cháu làm được thủ tục chuyển quyền thừa kế khi cháu không thể xin được giấy từ chối quyền thừa kế của ông bố danh nghĩa kia.để cháu làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Công ty luật Bảo Chính. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi tư vấn giải đáp cho bạn như sau:
Theo như nội dung bạn đưa ra, hiện tại trên giấy khai sinh không chính xác tên cha đẻ, mặt khác mẹ bạn và người mà bạn xác định là cha đẻ vẫn chưa có đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, để xác minh tài sản có thuộc tài sản chung của hai cá nhân gồm mẹ bạn và cha đẻ của bạn hay không phải có căn cứ chứng minh. Nếu mẹ bạn không ở với cha đẻ bạn, bạn cũng không biết rõ về cha đẻ mà chỉ biết là có tên trên giấy khai sinh thì tài sản mà bạn đang nhắc tới sẽ được xem xét là tài sản riêng của mình mẹ bạn. Nếu là tài sản riêng của mình mẹ bạn bạn phải chứng minh những nội dung sau:
+ Chủ sử dụng trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
+ Ông ĐÀO TRỌNG T không có bất cứ đóng góp nào đối với tài sản là mảnh đất
+ Giữa mẹ bạn và ông ĐÀO TRỌNG T không có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn
Dựa vào những thông tin nêu trên, bạn sẽ tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại:
+ Ủy ban nhân dân xã
+ Phòng, Văn phòng công chứng
Khi thực hiện thủ tục không cần văn bản từ chối nhận di sản của ông ĐÀO TRỌNG T vì không có căn cứ chứng minh ông ĐÀO TRỌNG T có đóng góp vào khối tài sản là mảnh đất mẹ bạn đứng tên. Thủ tục chia di sản thừa kế áp dụng theo quy định tại Bộ luật dân sự 2005 (hiệu lực hết ngày 31/12/2016).
“Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp của bạn. Nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc nghe luật sư tư vấn trực tiếp vui lòng gọi 19006281.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.