Lấy ví dụ về áp dụng tập quán pháp trong đó hai bên tranh chấp ở hai địa phương khác nhau
10/05/2017 10:58Lấy ví dụ về áp dụng tập quán pháp trong đó có tình tiết hai bên tranh chấp ở hai địa phương khác nhau ở hai địa phương đều có tập quán để áp dụng. Phân tích điều kiện để áp dụng tập quán đó.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Công ty luật Bảo Chính. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi tư vấn giải đáp cho bạn như sau:
Tập quán pháp là tập quán được pháp luật thừa nhận có giá trị pháp lý, trở thành những quy tắc xử sự chung và được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Đây được xem như một nguồn bổ trợ, nhất là khi nhiều quan hệ xã hội chưa được điều chỉnh vởi văn bản pháp luật.
Ví dụ về tập quán pháp trong đó có tình tiết hai bên tranh chấp ở hai địa phương khác nhau ở hai địa phương đều có tập quán để áp dụng như trường hợp trâu bò thả rông thuộc sở hữu của ai?
Ở khu vực miền núi phía bắc Tây Nguyên đối với trâu bò thả rông. Người được trâu bò thả rông sau một thời gian không phải là người được xác lập quyền sở hữu đối với trâu bò này mà người sở hữu thực sự của nó là người đã thả rông nó vì tập quán những nơi này là thả rông trâu bò, việc áp dụng tập quán này hoàn toàn phù hợp với địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu của vùng núi mùa khô lạnh, trâu bò không có thức ăn thì thả rông cho trâu bò tự tìm thức ăn, đến mùa ấm áp có thức ăn thì trâu bò về lại chuồng trại ban đầu của nó. Ở địa phương khác, việc xác định chủ sở hữu đối với trâu bò được xác định sở hữu cho người bắt được trâu bò trong một thời hạn nhất định. Như vậy, ở hai địa phương khác nhau, việc xác định chủ sở hữu đối với trâu, bò thả rông bị lạc áp dụng tập quán khác nhau. Do đó, khi phát sinh tranh chấp việc lựa chọn tập quán ở địa phương nào áp dụng để giải quyết tranh chấp còn nhiều vướng mắc.
Các điều kiện để áp dụng tập quán đó:
- Quan hệ đang tranh chấp thuộc lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, lao động, thương mại... mà pháp luật Việt Nam điều chỉnh.
- Trong quy phạm pháp luật chưa có quy phạm trực tiếp điều chỉnh. Quan hệ đang cần giải quyết chưa được các nhà lập pháp dự liệu trước và do đó sẽ không có quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh quan hệ đó
- Với các quy phạm và chế định hiện có không thể giải quyết được tranh chấp đó.
- Có tập quán được cộng đồng thừa nhận như chuẩn mực ứng xử trong các trường hợp đó. Do các phong tục tập quán rất phong phú đa dạng và có sự khác biệt giữa các vùng miền, dòng họ, gia đình, dân tộc; nên khi áp dụng tập quán thì phải áp dụng những tập quán được đông đảo mọi người trong cộng đồng và khu vực thừa nhận. Không được phép áp dụng tập quán của địa phương này cho địa phương khác hay của dòng họ, gia đình này cho dòng họ và gia đình khác.
Theo đó, việc áp dụng tập quán để giải quyết tranh chấp ví dụ trên phải thỏa mãn những điều kiện trên.
Điều 242 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về việc xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc:
Người bắt được gia súc bị thất lạc phải nuôi giữ và báo cho ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Chủ sở hữu nhận lại gia súc bị thất lạc phải thanh toán tiền công nuôi giữ và các chi phí khác cho người bắt được.
Sau sáu tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì gia súc đó thuộc sở hữu của người bắt được; nếu gia súc bắt được là gia súc thả rông theo tập quán thì thời hạn này là một năm.
Trong thời gian nuôi giữ gia súc bị thất lạc, nếu gia súc có sinh con thì người bắt được gia súc được hưởng một nửa số gia súc sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia súc.
Theo quy định trên, việc giải quyết tranh chấp về chủ sở hữu đối với người bắt được trâu, bò thất lạc được giải quyết theo quy định tại Điều 242 Bộ luật dân sự năm 2005.
Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp của bạn. Nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc nghe luật sư tư vấn trực tiếp vui lòng gọi 19006281.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.