Lái xe gây tai nạn trong tình trạng say rượu xử lý như thế nào?
07/04/2017 05:13
Chào luật Bảo Chính.
Ngày 28/12/2016 bạn tôi có thuê 1 chiếc xe oto 7 chỗ tự lái mà không có bảo hiểm xe khi giao xe thì đã say xỉn, nên khi tham gia giao thông đã có nồng độ cồn trong người và gây tai nạn. Khi giải quyết bồi thường thì bắt bạn tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm không ?
Mong anh chị giải đáp thắc mắc này giúp em ? Em xin chân thành cảm ơn
Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin xin tư vấn.
Về nội dung vấn đề bạn đang thắc mắc Công ty luật Bảo Chính tư vấn như sau:
Tường hợp bạn là người cho thuê xe, là chủ phương tiện hợp pháp.
Xe ô tô được coi là nguồn nguy hiểm cao độ theo khoản 1 Điều 623 và điểm 13 điều 3 luật giao thông đường bộ và chồng bạn là người chiếm hữu, sử dụng ô tô hợp pháp.
Theo khoản 2,3 Điều 623 BLDS:
2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Điểm đ khoản 1 mục III nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP quy định:
đ) Nếu chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đã giao nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác mà gây thiệt hại thì phải xác định trong trường hợp cụ thể đó người được giao nguồn nguy hiểm cao độ có phải là người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ hay không để xác định ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Ví dụ: A là chủ sở hữu xe ô tô đã giao xe ô tô đó cho B. B lái xe ô tô tham gia giao thông đã gây tai nạn và gây thiệt hại thì cần phải phân biệt:
- Nếu B chỉ được A thuê lái xe ô tô và được trả tiền công, có nghĩa B không phải là người chiếm hữu, sử dụng xe ô tô đó mà A vẫn chiếm hữu, sử dụng; do đó, A phải bồi thường thiệt hại.
- Nếu B được A giao xe ô tô thông qua hợp đồng thuê tài sản, có nghĩa A không còn chiếm hữu, sử dụng xe ô tô đó mà B là người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp; do đó, B phải bồi thường thiệt hại. Nếu trong trường hợp này được sự đồng ý của A, B giao xe ô tô cho C thông qua hợp đồng cho thuê lại tài sản, thì C là người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp xe ô tô đó; do đó, C phải bồi thường thiệt hại.
Căn cứ vào quy định trên, do bạn cung cấp thông tin bạn là người cho thuê xe nếu có hợp đồng thuê thì trách nhiệm bồi thường đặt ra với bạn của bạn là người trực tiếp có lỗi. Tuy nhiên nếu việc bạn cho bạn của bạn mượn xe mà không có hợp đồng thuê xe, chỉ có thỏa thuận miệng thì trách nhiệm bồi thường cũng đặt ra với bạn.Bạn được coi là người có lỗi khi giao xe cho người không đủ đk điều khiển phương tiện. Tại luật giao thông đường bộ 2008 các TH pháp luật cấm là:
Giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ."
Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp bạn hỏi. Nếu còn vướng mắc bạn có thể hỏi tiếp hoặc nghe luật sư tư vấn khi gọi 19006281.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.