Không đi viện chữa trị có được yêu cầu bồi thường tai nạn?
13/05/2017 10:28Tối ngày 4/1/2016 vào lúc 6h trời tối lại lất phất mưa phùn, ông nội tôi có chống gậy ra đường và bị xe máy ngược chiều va chạm phải. Theo tôi biết thì chị điều khiển xe máy đi tốc độ chậm và đúng đường, khi ông ngã chị có đưa đi sơ cứu, ông kêu đau chị đưa lên tuyến tỉnh khám thì ông bị rạn xương đùi, sau đó về đắp lá, chị có gọi điện hỏi thăm và đón ông ra viện, sau đó chị đó có tới thăm và đưa 3 triệu đồng, nhà tôi không đồng ý chị đưa 5 triệu đồng, ban đầu không đồng ý nhưng do cần tiền chữa trị nên nhà tôi có gọi điện kêu đồng ý và nói chị mang tiền lên, chị nói bận việc tới nhà chị đưa cho tôi. Cho tôi hỏi tôi muốn kiện ra tòa nhưng do hôm xảy ra va chạm không có ai xác nhận hiện trường thì có được không? Tiền đắp thuốc có coi là viện phí không và tôi cần những chứng cứ gì để khởi kiện?
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Công ty luật Bảo Chính. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi tư vấn giải đáp cho bạn như sau:
Theo như tình huống đưa ra trường hợp này là trường hợp xảy ra tại nạn giữa ông nội của bạn có chống gậy đi ra ngoài đường và có bị một xe máy đi ngược chiều va phải khiến ông nội bạn bị rạn xương đùi.
Trường hợp này bạn phải xem xét lỗi thuộc về ai?
Thứ nhất trường hợp lỗi thuộc về ông nội bạn do tai kém, tuổi già dù người gây tai nạn đã bấm còi và theo như bạn nói người đi xe máy với tốc độ chậm và đúng đường thì có thể lỗi trong trường hợp này thuộc về ông nội bạn. Theo đó vấn đề bồi thường thiệt hại ở đây không được đặt ra.
Thứ hai trường hợp người gây ra tai nạn đi sai đường, tốc độ nhanh và vô tình đâm phải ông nội bạn thì trường hợp này lỗi thuộc về người gây ra tai nạn vấn đề bồi thường thiệt hại có thể được đặt ra Căn cứ vào Điều 604 Bộ luật dân sự 2005:“ Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.”
Theo đó thì bên gây thiệt hại sẽ phải tiến hành bồi thường cho bên bị thiệt hại tại:
Điều 605 Bộ luật dân sự 2005 quy định:
“1,Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
2 Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn do với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình
3 Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường”
Do đó người gây thiệt hại sẽ phải tiến hành bồi thường cho bên bị hại theo thỏa thuận nếu như trường hợp không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu tòa án giải quyết, trường hợp mà ông nội của bạn do ngã mà ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thì bên gây ra tai nạn sẽ phải tiến hành các chi trả các chi phí theo quy định tại điều Điều 609 của Bộ luật dân sự 2005.
1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định”
Tuy nhiên ở đây theo như bạn nõi rõ ràng ông nội của bạn đã già và tai cũng không nghe rõ hơn nữa trong lúc gây ra tai nạn mặc dù chị kia có va phải ông nội bạn nhưng bạn cũng có nói rằng là người gây ra tai nạn đi chậm và đúng đường thì có thể hiểu đơn giản là trường hợp gây ra tai nạn ở đây là vô ý và có thể là lỗi thuộc về ông nội bạn trừ trường hợp bạn chứng minh được việc gây ra tai nạn đó là lỗi của người gây ra tại nạn như đi sai đường, hay xe vượt quá tốc độ… Tuy nhiên ở đây chưa xác định là lỗi của ai nhưng ngay sau khi xảy ra tai nạn người gây ra tai nạn đã tiến hành đưa ông nội bạn đi bệnh viện và thực hiện thanh toán các chi phí cần thiết.
Theo đó trong trường hợp này thì vấn đề thỏa thuận nên được đặt ra đầu tiên giữa gia đình bạn và người gây ra tại nạn để giải quyết vấn đề bồi thường, trường hợp mà cả hai bên vẫn không thỏa thuận được mà lỗi thuộc về người gây lao động thì bạn có thể khởi kiện và chứng cứ ở đây có thể như giấy xác nhận của bác sĩ về thương tích như thế nào,người làm chứng… Còn vấn đề trong quá trình chữa bệnh thì gia đình bạn có thực hiện việc chăm sóc cho ông nội bạn là đắp lá thì không được xem là viện phí, viện phí được hiểu là những khoản phát sinh từ khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh còn việc đắp lá này chỉ là hình thức chữa bệnh dân gian tại nhà nên không được xem là viện phí như bạn nói.Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp của bạn. Nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc nghe luật sư tư vấn trực tiếp vui lòng gọi 19006281.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.