Giả mạo giấy ủy quyền để ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
07/02/2017 15:31
Chào LS!
Năm 2014, gia đình tôi có ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với bà Nguyễn Thị Bé, bà Bé có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được UBND huyện cấp cho hộ năm 2008, khi ra phòng công chứng để ký hợp đồng, bà Bé đã sử dụng giấy ủy quyền được phó chủ tịch UBND xã chứng thực mà các thành viên trong hộ bà để bà đại diện hộ đứng ra xác lập hợp đồng và đã được công chứng với bên chuyển nhượng là bà Bé, trong hợp đồng có ghi nhận các thành viên trong hộ đã ủy quyền cho bà tham giao dịch, bên nhận chuyển nhượng là cha mẹ tôi. Sau đó, gia đình tôi đã thực hiện giao đủ tiền và được UBND huyện cấp giấy chứng nhận QSDĐ.
Tuy nhiên, vài tháng trước, các thành viên trong hộ gia đình bà Bé khởi kiện với lý do bà Bé giả mạo chữ ký trong giấy ủy quyền, họ không ký trong giấy đó trong khi giấy chứng nhận QSDĐ cấp 2008 là cho hộ, bà Bé chỉ đại diện hộ đứng tên. Qua 2 lần trưng cầu giám định chữ ký thì kết quả điều là không xác định chữ ký là thật hay giả, chỉ có 1 người trong hộ đó yêu cầu giám định chữ ký của anh ấy, còn người khác trong hộ thì không yêu cầu nhưng 2 lần giám định điều không xác định được là chữ ký trong giấy ủy quyền là thật hay giả. Vụ án cứ hoãn, rồi tạm đình chỉ kéo dài trong khi gia đình tôi đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không được sử dụng đất.
Vậy LS cho tôi hỏi:
- Việc không xác định được chữ ký thật hay giả thì căn cứ vào đâu để chứng minh chữ ký trong giấy ủy quyền là thật để giao dịch không bị vô hiệu trong khi chính bà Bé cũng khai là giả mạo chữ ký trong giấy ủy quyền? Lời khai bà bé có đáng tin cậy hay không khi bà Bé là người thân trong hộ đang khởi kiện?
- Giá đất lúc bà Bé chuyển nhượng cho gia đình tôi là 500 triệu do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, tuy nhiên khi Tòa án định giá năm 2015 thì là 900 triệu nên có khi vì sự chênh lệch này mà hộ bà Bé tìm cách hủy hợp đồng với gia đình chúng tôi, nếu vụ án kéo dài đến năm 2017 hoặc lâu hơn làm giá biến động lên 1 tỉ hoặc cao hơn nữa, thì Tòa án áp dụng giá năm 2015 theo biên bản định giá hay giá hiện tại khi có sự biến động bởi vì nếu lỗi bên bán làm hợp đồng vô hiệu thì sẽ bồi thường khoản tiền chênh lệch được tính theo tỷ lệ số tiền bên phía gia đình chúng tôi đã trả? Nếu tôi không yêu cầu phản tố thì Tòa án có xem xét bồi thường cho gia đình tôi không nếu hợp đồng vô hiệu?
- Tại sao Tòa án không đưa ngừơi chứng thực giấy ủy quyền là ông Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã vào người liên quan trong khi trong giấy ủy quyền ông này khẳng định có mặt của những người ủy quyền và đã ký đầy đủ?
Rất mong sự tư vấn của LS, gia đình tôi xin cám ơn!
1. Việc xác định được chữ ký thật hay giả trong hợp đồng ủy quyền thì căn cứ kết luận giám định chữ ký trong hợp đồng để chứng minh chữ ký trong giấy ủy quyền là thật để giao dịch không bị vô hiệu. Nếu chứng minh được chữ ký là giả thìHợp đồng một phần vì người có liên quan không ký mà người khác giả mạo người không phát hiên ra, mà vẫn ký hợp đồng. Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) năm 2015 quy định: Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp. Do đó, Hợp đồng ủy quyền, chứng thực được coi là chứng cứ nếu việc công chứng, chứng thực được thực hiện theo đúng thủ tục do pháp luật quy định, để khởi kiện các bên phải có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh và không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì phải chịu hậu quả của việc không chứng minh được hoặc chứng minh không đầy đủ đó.
2. Kết quả định giá tài sản, kết quả thẩm định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá, thẩm định giá được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc lập văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định. Do đó, nếu không thỏa mãn yêu cầu bạn có thểu yêu cầu định giá lại tài sản nêu trên.
3. Việc Tòa án không đưa ngừơi chứng thực giấy ủy quyền là ông Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã vào người liên quan trong khi trong giấy ủy quyền ông này khẳng định có mặt của những người ủy quyền và đã ký đầy đủ. Thì bà có quyền khiếu nại Tòa án để thực hiện đúng theo thủ tục luật định.
Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp bạn hỏi. Nếu bạn còn vướng mắc thì có thể gọi 1900 6281 để được luật sư tư vấn cụ thể, chi tiết hơn.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.