Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

VỤ ÁN DÂN SỰ

19006281

Gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín

08/05/2017 14:53
Câu hỏi:

Trường tôi vừa xảy ra sự tranh cãi về vấn đề nhân quyền giữa Hiệu trưởng THCS với một nhân viên. Lý do như sau: Ngay từ đầu năm để ổn định công tác tổ chức, Hiệu trưởng bổ nhiệm tạm thời chức Tổ trưởng Tổ phó. Để đi đến chính thức, Hiệu trưởng đưa ra dự kiến nhân sự Tổ trưởng Tổ phó. Đồng chí B ban đầu được tạm bổ nhiệm là Tổ phó nhưng khi đưa ra chi bộ trường thì đồng chí không đủ tín nhiệm nên không được cho vào danh sách tổ phó nữa.
Khi nhà trường họp Hội đồng công bố dự kiến chi bộ để biểu quyết đề nghị mọi người cho ý kiến thì đồng chí B không có ý kiến. Sau 2 ngày hội nghị biểu quyết và chốt cán sự Tổ trưởng Tổ phó để đưa lên cấp phòng xem xét thì đồng chí B có vào phòng Hiệu trưởng đề nghị giải thích tại sao mình không có tên trong danh sách cán sự Tổ phó. Hiệu trưởng mặc dù đang bận làm báo cáo nhưng vẫn bình tĩnh giải thích nguyên nhân đồng chí B không được bổ nhiệm do dự kiến chi bộ phân tích những ưu nhược điểm năm vừa qua là không dám dự kiến với tỉ lệ biểu quyết tín nhiệm đồng chí chỉ có 3/12. Khi đưa ra Hội đồng tỉ lệ đồng chí được dự kiến thay đồng chí B biểu quyết là 18/24. Đồng chí B vẫn coi Ban giám hiệu và Hiệu trưởng xúc phạm danh dự đồng chí vì trước đã đưa đồng chí sau lại người khác và yêu cầu Hiệu trưởng phải xin lỗi đồng chí trong buổi họp Hội đồng tới. Đồng chí Hiệu trưởng khẳng định các bước làm của mình không có gì sai và đồng chí B liên tiếp yêu cầu Hiệu trường phải xin lỗi đồng chí trước Hội đồng và vùng vàng chỉ thẳng mặt Hiệu trưởng. Hiệu trưởng khi bị chỉ thẳng mắt đã nóng giận lôi đồng chí yêu cầu ra khỏi phòng có sử dùng ngôn ngữ bức xúc (mày cút mẹ mày ra khỏi đây, đừng hỏi vô lý). Khi thấy to tiếng mọi người chạy vào khuyên can thì đồng chí B được anh em khuyên ra ngoài lại hăng hơn xô vào phòng Hiệu trưởng lần nữa để đòi yêu cầu của mình. Lúc này đồng chí Hiệu trưởng dùng chân đẩy vào mông đồng chí B ra ngoài phòng của mình.
Vì mải tranh cãi nên đồng chí B bị động đã ngả đổ xuống nhưng kịp thời được đồng nghiệp đỡ lại nên không bị sao hết. Sau khi sự kiện này xảy ra đồng chí B có lên Phòng giáo dục và Sở nội vụ cấp huyện kiện đồng chí Hiệu trưởng xâm hại danh dự và nhân phẩm đồng chí. Mặc dù cấp trên yêu cầu hai bên nhận ra cái tồn tại để khắc phục sửa chữa hoà giải nhưng đồng chí B không chấp nhận và tuyên bố tiếp tục kiện lên cấp cao hơn vì đồng chí copy nội dung luật trên mạng và tự khoe lần này ít nhất đồng chí Hiệu trưởng kia phải trả cho đồng chí 8 triệu bồi thường danh dự bằng không môt năm tù vì lợi dụng chức quyền. Khi tôi nghe đồng chí B nói thế tôi có sự thắc mắc vậy có đúng theo ý hiểu đồng chí B nếu vậy thì sẽ thiệt thòi cho người Hiệu trưởng kia quá mong văn phòng luật sự tư vấn cho em sớm nhất để giải cho em bài toán thắc mắc mãi vẫn không hiểu?

Trả lời:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Công ty luật Bảo Chính.
Về thắc mắc của bạn, chúng tôi tư vấn giải đáp cho bạn như sau:

Quyền được bảo vệ danh dự và nhân phẩm là một quyền có tính cách tổng quát được quy định trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tại Khoản 3 Điều 307 Bộ luật dân sự 2005 quy định:

Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại.

Bên cạnh đó, với những điều kiện nhất định, hành vi nói trên có thể cấu thành Tội vu khống và tội làm nhục người khác được quy định tại Điều 121, 122 Bộ luật hình sự 1999. Theo đó:

Điều 121. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:

a) Phạm tội nhiều lần;

b) Đối với nhiều người;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 122. Tội vu khống

1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với nhiều người;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

đ) Đối với người thi hành công vụ;

e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Tuy nhiên biện pháp hình sự chỉ áp dụng được trong trường hợp người thực hiện hai hành vi nói trên có lỗi cố ý tức người đó phải tự mình bịa hoặc loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm hạ thấp danh dự người khác. Người có hành vi lăng nhục thì cố ý dùng những lời lẽ khinh bỉ, thiếu văn hóa hay những hành động có tính chất thóa mạ để làm nhục người khác.

Như vậy, hành vi xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm thường thể hiện bằng cách dùng những lời lẽ hoặc hành động có tính chất thóa mạ khinh bỉ để làm nhục người khác hoặc gán một sự kiện xấu xa cho người khác làm cho xã hội đánh giá sai hoặc hình dung sai về người đó. Sự đánh giá sai sự thật không phụ thuộc vào việc người đưa ra những tin tức đó vô tình hay cố ý.

Theo những thông tin bạn cung cấp, việc Hiệu trưởng bổ nhiệm tạm thời đồng chí B làm Tổ phó trước khi đưa ra chi bộ để biểu quyết và sau đó dựa vào kết quả biểu quyết để bổ nhiệm đồng chí có số phiếu tín nhiệm cao hơn giữ chức Tổ phó hoàn toàn không phải là hành vi xâm phạm danh dự nhân phẩm đồng chí B. Việc đồng chí B cho rằng đó là hành vi xâm phạm danh dự nhân phẩm là hoàn toàn không có căn cứ pháp luật, và đồng chí B không có quyền yêu cầu Hiệu trưởng và Ban giám hiệu xin lỗi trong trường hợp này.

Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp của bạn. Nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc nghe luật sư tư vấn trực tiếp vui lòng gọi 19006281.

Trân trọng!

Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.

Nghị định số: 63/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Trọng Tài thương mại 2010 Nghị định số: 63/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Trọng Tài thương mại 2010
Nghị định 35/2007/NĐ-CP Về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng Nghị định 35/2007/NĐ-CP Về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng
Nghị định 126/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của pháp lệnh bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia Nghị định 126/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của pháp lệnh bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia
Nghị định 48/2009/NĐ-CP Quy định về các biện pháp đảm bảo bình đẳng giới Nghị định 48/2009/NĐ-CP Quy định về các biện pháp đảm bảo bình đẳng giới
Nghị định 117/2008/NĐ-CP Về phòng thủ dân sự Nghị định 117/2008/NĐ-CP Về phòng thủ dân sự
Nghị định 163/2006/NĐ-CP Quy định về giao dịch bảo đảm Nghị định 163/2006/NĐ-CP Quy định về giao dịch bảo đảm
Nghị định 55/2006/NĐ-CP Quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, trang thiết bị, trang phục, phù hiệu và công cụ hỗ trợ của lực lượng bảo vệ trên tàu hỏa Nghị định 55/2006/NĐ-CP Quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, trang thiết bị, trang phục, phù hiệu và công cụ hỗ trợ của lực lượng bảo vệ trên tàu hỏa
Nghị định 127/2006/NĐ-CP Quy định về bảo đảm điều kiện cho hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội Nghị định 127/2006/NĐ-CP Quy định về bảo đảm điều kiện cho hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội
Nghị định 50/2008/NĐ-CP Về quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng biển Nghị định 50/2008/NĐ-CP Về quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng biển
Nghị định 83/2010/NĐ-CP Quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm Nghị định 83/2010/NĐ-CP Quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm
Nghị định 180/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị Nghị định 180/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
Nghị định 84/2006/NĐ-CP Quy định về bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí . Nghị định 84/2006/NĐ-CP Quy định về bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí .
Nghị quyết: 103/2015/QH13 Về việc thi hành Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 Nghị quyết: 103/2015/QH13 Về việc thi hành Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015
Nghị định 55/2009/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới Nghị định 55/2009/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới
Luật Hòa giải ở cơ sở số: 35/2013/QH13 Luật Hòa giải ở cơ sở số: 35/2013/QH13
Nghị định 11/2012/NĐ-CP Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm Nghị định 11/2012/NĐ-CP Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm
Nghị định 70/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bình đẳng giới Nghị định 70/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bình đẳng giới
NGHỊ QUYẾT Số: 02/2016/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định của của Nghị quyết 103/2015/QH13 Về việc thi hành Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 NGHỊ QUYẾT Số: 02/2016/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định của của Nghị quyết 103/2015/QH13 Về việc thi hành Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015
Luật trọng tài thương mại năm 2010 Luật trọng tài thương mại năm 2010