Độ tuổi có ảnh hưởng đến năng lực hành vi dân sự không?
14/03/2017 22:13Ông Tú mất để lại di chúc ủy quyền cho con trai cả- anh Phương chia tài sản gồm 01 căn nhà và 02 mảnh đất. Sau khi bố mất, anh Phương đề nghị họp gia đình và chia tài sản theo di chúc cha để lại. Do tài sản chia không đều nên bà Mai – em út bức xúc nói ông Phương đã nhiều tuổi nên không có năng lực pháp luật dân sự, không có quyền thay bố chia tài sản của gia đình. Hỏi trong tình huống trên, bà Mai nói về ông Phương có đúng không? Pháp luật dân sự quy định về năng lực pháp luật dân sự của cá nhân như thế nào?
Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin xin tư vấn.
Về nội dung bạn hỏi Công ty luật Bảo Chính tư vấn cho bạn như sau:
Theo Khoản 2, 3 Điều 16 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
“Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.”
Trường hợp này anh Phương cũng không bị tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền tuyên bố là mất năng lực pháp luật dân sự. Việc chị Mai nói anh Phương đã nhiều tuổi nên không có năng lực pháp luật dân sự là không có căn cứ vì độ tuổi không ảnh hưởng đến năng lực pháp luật dân sự của cá nhân. Căn cứ theo quy định trên, anh Phương và các thành viên khác trong gia đình đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
Bên cạnh đó anhPhương cũng là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Tú theo quy định tại Khoản 1, Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 về Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Như vậy, trong tình huống trên, ông Phương có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự để thực hiện việc chia di sản theo di chúc của người cha quá cố để lại.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật Bảo Chính về vấn đề bạn quan tâm, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi câu hỏi cho chúng tôi để được tư vấn hoặc nghe tư vấn trực tiếp của luật sư khi gọi 19006281./.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.