Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

VỤ ÁN DÂN SỰ

19006281

Đã hứa hẹn kết hôn nhưng từ hôn thì người đó có vi phạm pháp luật không?

13/05/2017 08:34
Câu hỏi:

Thưa Luật sư, xin Luật sư tư vấn cho tôi 1 tình huống này để nghiên cứu vận dụng cho trường hợp của Chị bạn tôi. Chị bạn tôi tên là A, năm nay 42 tuổi, nhân viên văn phòng cty. Qua một dịp tình cờ chị A quen biết với anh B. Anh B đã có 1 vợ và hai con (con trai 20 tuổi, con gái 4 tuổi), nhưng đã ly dị được 1 năm (có QĐ thuận tình ly hôn của tòa án). Anh B là hiệu phó trường THCS tại quận tân phú. Vợ cũ của anh B cũng là giáo viên của 1 trường THCS khác nhưng cùng quận. Qua gặp gỡ tình cờ đó, anh B đặt vấn đề nghiêm túc tiến tới hôn nhân với chị A. Lúc đầu chị A còn ngần ngại dư luận xã hội vì chị A không những độc thân mà còn là con gái (vì gia đình và quan điểm sống của chị A rất bảo thủ, nề nếp).
Qua thời gian tìm hiểu và yêu nhau được 05 tháng, 03 tháng đầu hẹn hò tìm hiểu, chị A luôn giữ gìn vì chưa quyết tâm đến với anh B nên không muốn bị ràng buộc với bất cứ lý do nào nên hai người chưa phát sinh quan hệ tình dục. Đến tháng thứ tư, sau khi tìm hiểu xong gia đình bố mẹ của anh B, chị A đồng ý tiến tới hôn nhân với anh B, qua nhiều lần nài nỉ của anh B trao cái quý giá của người con gái cho anh B, và trước khi chiếm đoạt sự trong trắng của chị A, anh B đã nhiều lần hứa hẹn là sẽ chunh tình, chung thủ, hết lòng yêu thương chị A, và còn hứa là sẽ chịu trách nhiệm chi phí y tế khắc phục hậu quả cho chị A để chị A tiến tới hôn nhân với người khác nếu chị A và anh B vì một lý do nào đó không thể tiến tới hôn nhân với nhau được. Thế là chị A đồng ý trao thân gửi phận cho anh B khi chưa tiến hành cưới hỏi. Sau khi hai người đã có quan hệ tình dục với nhau lần đầu, qua gặng hỏi thăm dò thủ tục cưới xin về phía gia đình của chị B nên chị B tâm sự về cách thức cưới xin của bên gia đình mình, thế là chị A nói rõ cách thức cưới xin cho anh B nghe. Thế là sau đó, anh B đòi tiếp tục đòi quan hệ tình dục với chị A lần 2, sau lần 2 đó anh B bắt đầu viện đủ cớ, đủ lý do linh tinh, tào lao để không cưới hỏi chi A như đã hứa, và anh B tiếp tục dụ dỗ gạ gẫm để được quan hệ với chị A hơn 10 lần trong suốt 02 tháng sau. Đến tháng thứ 5 chị A bị chậm kinh nghi ngờ là bị cấn thai với anh B, liên lạc không được với anh B, vì anh B cố tình lẫn tranh , trốn tránh trách nhiệm với chị A. Sau khi chị A tìm mọi cách liên lạc và gây áp lực về phía gia đình của anh B (bố mẹ, vợ cũ của anh A), thế là anh B chịu đồng ý đến gặp chị A để bàn bạc việc giải quyết khắc phục hậu quả do anh B gây thiệt hại cho chị B, vậy mà anh B trở mặt tráo trở trắng trợ lật kèo qua sang chụp tôi danh cho chị A là vu khống, đe dọa, bắt buộc chị A phải xóa hết tất cả hình ảnh tin nhắn chụp được từ máy điện thoại của anh B trong lúc còn yêu nhau, chị A chụp lại để đề phòng sau này nếu anh B có lật lọng, phụ bạc, sở khanh thì chị A có cơ sở yêu cầu anh B thực hiện đúng lời hứa chịu trách nhiệm tất cả chi phí y tế tiểu phẩu để khắc phục hậu quả cho chị A do anh B gây ra.
Qua lần gặp gỡ để bàn bạc cách giải quyết vấn đề tế nhị đó,, anh B tỏ thái độ hằn học, hung hăn, nào là đòi phải ghi hình toàn bộ cảnh làm việc giải quyết của 2 người về vấn đề tế nhị đó, trong khi 2 người thì ngồi đối diện với nhau, điện thoại ghi hình thì nhỏ nên chi A cho rằng ghi hình như vậy sẽ không toàn điện có cả hình ảnh 2 người, mà chỉ ghi hình của chị A và tiếng nói của 2 người, chị B đề nghị không ghi hình mà chỉ ghi âm sẽ toàn diện, khách quan, công bằng cho cả 2 bên, anh B đồng ý. Lợi dụng lúc đang thỏa thuận với nhau chuẩn bị cuộc trao đổi đàm phán thì chị A thấy anh B chụp lén hình chị A ngồi đối diện sau đó mở ghi âm, và chị A cũng chụp lại 1 tấm hình của anh B, thể là anh B yêu buộc chị A phải xóa hết toàn những dữ liệu của anh B trong máy điện thoại của chị B (hình ảnh của anh B, những chứng cứ chạy chức chạy quyền, chạy việc làm), chị A không đồng ý vì chưa giải quyết vấn đề mâu thuẫn tế nhi như đã trình bày trên, vậy mà anh B làm giặc lên, nào là đòi kêu công an đến làm việc chị A đã chụp lại những tin nhắn có nội dung giữa anh B với một số lãnh đạo nhằm "chạy chức cho bản thân, chạy việc làm cho con trai và vài người khác". Rồi sau đó cả hai bỏ ra về, chưa giải quyết được vấn đề đó. Vậy xin luật sự giúp tư vấn giải phái pháp hữu hiệu để anh B phái thực hiện trách nhiệm như đã hứa hẹn trước khi xâm hại, gậy thiệt hại cho chị A về sự trong trắng, cái quý giá của người con gái mà anh B đã âm mưu chiếm đoạt.. Số điện thoại của tôi: 01228025177, tên Mỹ. Có thể bạn của tôi là chị A sẽ phiền nhờ luật sự giúp đại diện để đàm phán với anh B, vì vậy xin Luật sự cho tôi xin số điện thoại của luật sư để tiện liên hệ. Xin cám ơn Luật sư và rất mong sớm nhận được sự phản hồ tư vấn của luật sư.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Công ty luật Bảo Chính. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi tư vấn giải đáp cho bạn như sau:
Theo như bạn trình bày thì chị A đã bị anh B lừa dối tình cảm. Việc chị A chấp nhận quan hệ tình dục với anh B là hoàn toàn tự nguyện, không cưỡng ép, và về việc hứa hẹn sẽ đăng ký kết hôn với chị A mà không thực hiện cũng không phải là hành vi vi phạm pháp luật. Vì thế không thể sử dụng công cụ pháp luật để giải quyết.
Về việc quay phim, ghi âm nêu trên cũng chưa có thiệt hại đáng kể và khó xác định. Tuy nhiên nếu hành vi này để gây hậu quả có thể xác định được thì sẽ bị áp dụng các chế tài tùy từng mức độ. Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như dùng lời nói, dùng chữ viết, đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng, lên mạng Internet, diễn ra ở nơi công cộng, trong gia đình…, với cá nhân nói chung hay với những đối tượng đặc thù như người thi hành công vụ, thành viên trong gia đình… Do đó khi xác định có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cá nhân cho rằng mình bị xúc phạm cần thu thập chứng cứ, lưu giữ hình ảnh, tài liệu, nhờ người làm chứng về việc mình bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thậm chí có thể đề nghị thừa phát lại lập vi bằng về việc mình bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm và trình báo cho các cơ quan có thẩm quyền như công an, cán bộ phường/xã, cán bộ cơ quan quản lý về bưu chính, viễn thông...
Các cơ quan này sẽ xem xét, lập biên bản vi phạm hành chính để ra quyết định xử phạt hoặc chuyển hồ sơ cho các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện điều tra, truy cứu trách nhiệm hình sự. Người bị xúc phạm cũng có thể nộp đơn cho TAND theo thủ tục tố tụng dân sự để yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Trường hợp bị xử phạt hành chính về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác mà người bị xử phạt không đồng tình với quyết định xử phạt, cho rằng việc xử phạt đó là không đúng thì cũng có thể gửi đơn khiếu nại đến người đã ban hành quyết định xử phạt hoặc thủ trưởng trực tiếp của người đó. Hoặc người đó có thể nộp đơn khởi kiện vụ án hành chính ra TAND cấp huyện hoặc cấp tỉnh theo thủ tục tố tụng hành chính.
Về chế tài xử phạt vi phạm hành chính, chúng ta có một số nghị định quy định xử phạt các hành vi liên quan đến xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác. Ví dụ trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện có Nghị định số 174/2013/ NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt một số hành vi liên quan đến việc xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác. Cụ thể như hành vi “Tiết lộ bí mật đời tư hoặc bí mật khác khi chưa được sự đồng ý của cá nhân, tổ chức có liên quan trừ trường hợp pháp luật quy định” (điểm b khoản 2 Điều 64 Nghị định số 174/2013/ NĐ-CP) bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng; hành vi “Cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân” (điểm a khoản 3 Điều 64) bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng; hành vi “Chủ động cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân” (điểm a khoản 4 Điều 65 Nghị định số 174/2013/ NĐ-CP) bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng…
Lưu ý, các mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền được áp dụng đối với tổ chức, nếu cá nhân thực hiện cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Theo phương thức kiện dân sự, quy định tại Ðiều 37 Bộ luật Dân sự 2005 thì:
“ Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.”
Theo quy định tại Ðiều 604 Bộ luật Dân sự 2005 thì:
“Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”
Như vậy khi nhận thấy danh dự nhân phẩm của mình bị xâm phạm bạn có quyền khởi kiện dân sự có kèm nghĩa vụ chứng minh để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình đồng thời yêu cầu người gây ra thiệt hại phải bồi thường.
Về chế tài hình sự, khoản 1 Điều 121 Bộ luật Hình sự quy định: Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Khoản 1 Điều 122 Bộ luật Hình sự quy định: Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác,… thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Về bản chất đây là vấn đề tình cảm trong xã hội, hiện nay chưa có văn bản nào điều chỉnh mối quan hệ này. Xin khẳng định lại việc chị A chấp nhận quan hệ tình dục với anh B là hoàn toàn tự nguyện, không cưỡng ép nên đây không phải là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền lợi của chị A để yêu cầu có trách nhiệm.
Như vậy, những quy định về tình cảm là một khái niệm rất trừa tượng nên không có văn bản hướng dẫn, tùy vào hành vi và mức độ, hệ lụy về sau thì mới xác định được có phạm tội hay không.
Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp của bạn. Nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc nghe luật sư tư vấn trực tiếp vui lòng gọi 19006281.

Trân trọng!

Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.

Nghị định 50/2008/NĐ-CP Về quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng biển Nghị định 50/2008/NĐ-CP Về quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng biển
Nghị định số: 63/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Trọng Tài thương mại 2010 Nghị định số: 63/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Trọng Tài thương mại 2010
Nghị định 180/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị Nghị định 180/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị
Nghị định 84/2006/NĐ-CP Quy định về bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí . Nghị định 84/2006/NĐ-CP Quy định về bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí .
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
Nghị định 35/2007/NĐ-CP Về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng Nghị định 35/2007/NĐ-CP Về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng
Nghị định 48/2009/NĐ-CP Quy định về các biện pháp đảm bảo bình đẳng giới Nghị định 48/2009/NĐ-CP Quy định về các biện pháp đảm bảo bình đẳng giới
Nghị định 55/2009/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới Nghị định 55/2009/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới
Nghị quyết: 103/2015/QH13 Về việc thi hành Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 Nghị quyết: 103/2015/QH13 Về việc thi hành Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015
NGHỊ QUYẾT Số: 02/2016/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định của của Nghị quyết 103/2015/QH13 Về việc thi hành Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 NGHỊ QUYẾT Số: 02/2016/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định của của Nghị quyết 103/2015/QH13 Về việc thi hành Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015
Luật Hòa giải ở cơ sở số: 35/2013/QH13 Luật Hòa giải ở cơ sở số: 35/2013/QH13
Luật trọng tài thương mại năm 2010 Luật trọng tài thương mại năm 2010
Nghị định 126/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của pháp lệnh bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia Nghị định 126/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của pháp lệnh bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia
Nghị định 163/2006/NĐ-CP Quy định về giao dịch bảo đảm Nghị định 163/2006/NĐ-CP Quy định về giao dịch bảo đảm
Nghị định 11/2012/NĐ-CP Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm Nghị định 11/2012/NĐ-CP Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm
Nghị định 83/2010/NĐ-CP Quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm Nghị định 83/2010/NĐ-CP Quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm
Nghị định 127/2006/NĐ-CP Quy định về bảo đảm điều kiện cho hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội Nghị định 127/2006/NĐ-CP Quy định về bảo đảm điều kiện cho hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội
Nghị định 55/2006/NĐ-CP Quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, trang thiết bị, trang phục, phù hiệu và công cụ hỗ trợ của lực lượng bảo vệ trên tàu hỏa Nghị định 55/2006/NĐ-CP Quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, trang thiết bị, trang phục, phù hiệu và công cụ hỗ trợ của lực lượng bảo vệ trên tàu hỏa
Nghị định 117/2008/NĐ-CP Về phòng thủ dân sự Nghị định 117/2008/NĐ-CP Về phòng thủ dân sự
Nghị định 70/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bình đẳng giới Nghị định 70/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bình đẳng giới