Bồi thường thiệt hại do cơ sở vật chất của bể bơi không đủ tiêu chuẩn.
10/05/2017 10:45
Chào Luật sư!
Xin cho hỏi con em 5 tuổi đi bơi ở hồ bơi thì bị thương (rách da đầu, mũi bị rách da vô tới sụn. Cần phải chỉ hình.) Nguyên nhân do thành hồ bơi có viên gạch men bị bể lõm vào trong. Khi cháu lặn xuống nước. Ngoi lên bám vào thành hồ thì bị thương. Xin luật sư chỉ hướng giải quyết.
Xin cảm ơn!
Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin tư vấn.
Về nội dung bạn đang thắc mắc, Công ty luật Bảo Chính trả lời như sau:
Theo Thông tư 02/2011/TT-BVHTTDL, được sửa bổi tại Thông tư 14/2014/TT-BVHTTDL, thì cơ sở thể thao tổ chức hoạt động bơi lặn phải phải bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất và các điều kiện khác theo quy định của Thông tư 02/2011/TT-BVHTTDL và Thông tư số 14/2014/TT-BVHTTDL, theo quy định, thì điều kiện đối với cơ sở vật chất của bể bơi phải đáp ứng điều kiện sau:
- Bể bơi:
+ Kích thước: Bể bơi được xây dựng có kích thước tối thiểu 8m x18m hoặc có diện tích tương đương;
+ Đáy bể có độ dốc đều, không gấp khúc, chênh lệch độ sâu không quá 1m đối với bể bơi có chiều dài trên 25m hoặc không quá 0,5m đối với bể bơi có chiều dài đến 25m;
+ Thành bể, đáy bể sạch, gạch lát nền không nứt vỡ. Đối với bể nhảy cầu, đáy phải màu trắng.
- Bục nhảy:
+ Chỉ được lắp bục xuất phát bơi đối với bể bơi có độ sâu tối thiểu 1,35m;
+ Đối với bể nhảy cầu, chiều sâu của bể ít nhất bằng nửa chiều cao tính từ mặt nước đến vị trí đặt bục nhảy.
- Sàn: Sàn xung quanh bể bơi (kể cả khu vực vệ sinh và tắm tráng) phải phẳng không đọng nước, đảm bảo không trơn trượt.
- Bồn nhúng chân:
+ Bồn nhúng chân đặt tại vị trí trước khi người tập xuống bể;
+ Chiều sâu bồn nhúng chân từ 0,15m - 0,2m;
+ Lát gạch tráng men và đủ nước, độ trong và độ clo dư tốt.
Như vậy, để hoạt động, thì bể bơi phải đáp ứng các điều kiện về vật chất nêu trên.
Việc hồ bơi có biên gạch bị vỡ lõm vào trong dẫn đến khi con bạn đi bơi va vào đó và bị thương, thì trong trường hợp này phía hồ bơi phải chịu trách nhiệm về việc này.
Việc bồi thường thiệt hại thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự 2005, cụ thể gồm những nội dung sau:
- Việc bồi thường thiệt hại phải toàn bộ và kịp thời.
- Mức bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo sự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thực xác định gồm những khoản sau:
+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
+ Một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính cho câu hỏi của bạn. Nếu còn vướng mắc, bạn có thể tiếp tục thông tin cho chúng tôi để nhận được giải đáp hoặc nghe luật sư tư vấn, vui lòng gọi 19006281.
Chúc bạn thành công!
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.