Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với người lao động
05/01/2017 15:15Doanh nghiệp A đăng ký kinh doanh lĩnh vực cho thuê lại lao động. Doanh nghiệp A ký kết hợp đồng với 100 lao động, đào tạo sau đó cho doanh nghiệp C có trụ sở đóng tại tỉnh Ninh Bình thuê lại lao động. Toàn bộ 100 người lao động của A đều là thợ may có tay nghề. Để đảm bảo cho khả năng thanh toán lương, các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động, pháp luật quy định doanh nghiệp A phải có mức vốn pháp định là 2000.000.000 (2 tỷ) và duy trì số vốn này trong suốt thời gian hoạt động của mình. Ngày 01/02 năm 2017, đại diện doanh nghiệp A đến ngân hàng BIDV chi nhánh Đông Đô có địa chỉ 14, Láng Hạ, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội để thực hiện việc mở tài khoản và chuyển tiền vào tài khoản. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp A với người lao động được đề cập trong tình huống trên là biện pháp gì? Chủ thể trong biện pháp bảo đảm này bao gồm ai? Trong tình huống trên khi nào khoản tiền ký quỹ bị xử lý để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp A với người lao động?
Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp A với người lao động được đề cập trong tình huống trên là biện pháp lý quỹ. Hoạt động nộp tiền ký quỹ của doanh nghiệp A và việc cấp giấy chứng nhận tiền ký quỹ của ngân hàng BIDV cho doanh nghiệp A phải tuân thủ theo quy định của điều 330, BLDS năm 2015 và Thông tư số 40 năm 2014 của Ngân hàng nhà nước hướng dẫn việc ký quỹ và quản lý tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
Các chủ thể trong biện pháp ký quỹ trên bao gồm:
-Doanh nghiệp cho thuê lại lao động A (bên bảo đảm)
-Ngân hàng nhận ký quỹ (bên trung gian, quản lý tà sản bảo đảm)
-Người lao động (bên nhận bảo đảm)
-Doanh nghiệp thuê lại lao động C ( có liên quan đến hoạt động ký quỹ).
Căn cứ xử lý tài sản ký quỹ:
Theo quy định của Điều 299, BLDS năm 2015 và Điều 20 Nghị định số 55/2013/NĐ – CP ngày 22 tháng 05 năm 2013 về việc cấp phép cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động thì doanh nghiệp A sẽ được rút tiền ký quỹ để thanh toán cho người lao động khi:
- Doanh nghiệp A không đủ khả năng trả lương cho người lao động thuê lại sau thời hạn 60 ngày, kể từ ngày đến thời hạn trả lương;
- Doanh nghiệp A không đủ khả năng bồi thường hoặc không bồi thường cho người lao động thuê lại theo quy định của pháp luật trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định của Thanh tra lao động;
- Doanh nghiệp A không đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp 03 tháng liên tục.Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp ông hỏi. Nếu ông còn vướng mắc thì có thể gọi 1900 6281 để được luật sư tư vấn cụ thể, chi tiết hơn.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.