Bị người khác đâm vào xe mình, thiệt hại về tài sản thì có được yêu cầu bồi thường?
13/05/2017 09:04Xin chào luật sư tôi có vấn đề về tai nạn giao thông mong luật sư giúp đỡ tư vấn giúp: Hôm mùng 4 tết trên đường đi tết về xe ôtô cửa gia đình tôi đi đúng làn đường đúng với tốc độ cho phép có một thanh niên chưa đủ tuổi điều khiển xe máy ngược chiều lao sang đường và đã lao vào xe gia đình tôi ngay lúc đó gia đình tôi đã đưa họ đi viện rất may họ chỉ bị phần mềm nhưng xe máy bị hỏng nặng, xe ôtô của gia đình cũng hỏng hết phần đầu kính trước xe vỡ nát. CSGT xác định là họ sai hoàn toàn. Vậy tôi muốn hỏi trong trường hợp này gia đình tôi có phải bồi thường xe cho họ không ?
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Công ty luật Bảo Chính. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi tư vấn giải đáp cho bạn như sau:
Điều 617 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định như sau:
Điều 617. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi
Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường.
Như vậy, với những thông tin bạn đưa ra thì trường hợp này người điều kiển xe máy hoàn toàn có lỗi nên bạn không phải bồi thường cho người điều kiển xe máy (nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường).
Hơn nữa, trong trường hợp này có thể thấy người điều kiển xe máy trong trường hợp này là người có hành vi vi phạm (lái xe khi chưa đủ tuổi cho phép) và lao vào xe của gia đình bạn dẫn đến ôtô bị hư hỏng thì người điểu kiển phương tiện còn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản cho gia đình bạn, mặc dù người điều khiển xe máy bị thiệt hại nhiều hơn. Những khoản người gây thiệt hại về tài sản hiện nay đang quy định tại Điều 608 Bộ luật dân sự năm 2005.
Điều 608. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm:
1. Tài sản bị mất;
2. Tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng;
3. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;
4. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
Do vậy, trường hợp này người điều kiển phương tiện có trách nhiệm bồi thường cho bạn giá trị tiệt hại khi tài sản bị hư hỏng (giá trị phần đầu kính trước xe bị vỡ). Tuy nhiên, với thông tin bạn đưa ra đây là người chưa đủ tuổi điều kiển phương tiện nên trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ không hoàn toàn do người này chi trả mà sẽ tuân theo quy định tại Điều 606 Bộ luật dân sự năm 2005 như sau:
- Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
- Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của Bộ luật này.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp của bạn. Nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc nghe luật sư tư vấn trực tiếp vui lòng gọi 19006281.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.