Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

TƯ VẤN HỢP ĐỒNG

19006281

Vay tiền nhưng không trả lại cố tình trốn tránh xử lý thế nào?

19/12/2016 15:21
Câu hỏi:

Tôi có cho người đồng nghiệp vay khoản tiền là 300 triệu đồng, người đó hẹn sau 3 tháng sẽ trả nhưng đến nay người này bị vỡ nợ, bỏ việc tại cơ quan và chuyển đến nơi khác sống. Vậy tôi phải làm thủ tục như thế nào để đòi lại tiền?

Trả lời:

Trường hợp này bạn hỏi, Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời như sau:

Về nghĩa vụ trả nợ của người đồng nghiệp của bạn, căn cứ Điều 474 Bộ luật Dân sự 2005 thì:

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

4. Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận.

5. Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ."

Theo như bạn trình bày, bạn có cho người đồng nghiệp cùng cơ quan vay tiền. Nếu bạn xác định được nơi cư trú hiện nay của người này thì bạn có thể khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người này đang cư trú để yêu cầu giải quyết hợp đồng vay tiền.

Tuy nhiên, người này có hành vi bỏ trốn, thì có thể người này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự 1999 :

Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới b triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm: Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó.”

Khi đó bạn phải tố cáo hành vi của người này tại cơ quan công an có thẩm quyền, tuy nhiên trước khi bạn tố cáo thì cũng cần cân nhắc hậu quả pháp lý mà người đó phải gánh chịu nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bên cạnh đó bạn cũng nên tìm hiểu người đó bỏ đi nơi khác có phải là để trốn tránh khoản nợ của bạn hay họ đi làm, kiếm tiền để trả nợ. Việc này cũng khó xác định nhưng theo chúng tôi dù sao bạn và người đó cũng từng là đồng nghiệp nên cần cân nhắc kỹ lưỡng.

Chúc bạn có quyết định sáng suốt!

Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.