Tư vấn về hợp đồng vay tài sản.
20/03/2017 14:36
Câu hỏi:
Anh A là chủ doanh nghiệp sản xuất giầy dép. Do công việc kinh doanh thuận lợi, anh A có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Nhưng vì thiếu vốn, anh A đã đến nhà anh B thỏa thuận mượn một số tiền và hứa sẽ trả lại toàn bộ số tiền trên cộng lãi trong vòng 3 tháng. Vậy, theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, thỏa thuận này giữa anh A và anh B được phân loại là hợp đồng gì?
Trả lời:
Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin xin tư vấn.
Về nội dung bạn hỏi, chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ định nghĩa hợp đồng vay tài sản quy định tại Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
“Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Có thể thấy, thỏa thuận giữa anh A và anh B là anh B sẽ giao tiền cho anh A trong thời hạn 03 tháng. Hết thời hạn trên, anh A đồng ý trả lại toàn bộ số tiền cộng với tiền lãi theo thỏa thuận.
Như vậy đối chiếu với định nghĩa của Bộ luật dân sự, có thể thấy thỏa thuận giữa anh A và anh B thuộc hợp đồng vay tài sản.
Tuy nhiên việc anh A phải trả lãi cho anh B là theo thỏa thuận. Trong trường hợp không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định về việc trả lãi thì anh A không cần trả lãi cho anh B nhưng đây vẫn được coi là hợp đồng vay tài sản.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật Bảo Chính về vấn đề bạn quan tâm, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi câu hỏi cho chúng tôi để được tư vấn hoặc nghe tư vấn trực tiếp của luật sư khi gọi 19006281./.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.
Về nội dung bạn hỏi, chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ định nghĩa hợp đồng vay tài sản quy định tại Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
“Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Có thể thấy, thỏa thuận giữa anh A và anh B là anh B sẽ giao tiền cho anh A trong thời hạn 03 tháng. Hết thời hạn trên, anh A đồng ý trả lại toàn bộ số tiền cộng với tiền lãi theo thỏa thuận.
Như vậy đối chiếu với định nghĩa của Bộ luật dân sự, có thể thấy thỏa thuận giữa anh A và anh B thuộc hợp đồng vay tài sản.
Tuy nhiên việc anh A phải trả lãi cho anh B là theo thỏa thuận. Trong trường hợp không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định về việc trả lãi thì anh A không cần trả lãi cho anh B nhưng đây vẫn được coi là hợp đồng vay tài sản.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật Bảo Chính về vấn đề bạn quan tâm, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi câu hỏi cho chúng tôi để được tư vấn hoặc nghe tư vấn trực tiếp của luật sư khi gọi 19006281./.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.
Luật sư tư vấn luật, Tư vấn luật hợp đồng, tranh chấp hợp đồng, tư vấn hợp đồng, hợp đồng mẫu, hợp đồng tín dụng, hợp đồng vay tài sản, hợp đồng ủy quyền, Hợp đồng vay tiền, Hợp đồng công chứng, hợp đồng thế chấp, hợp đồng lao động, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng thuê xe, hợp đồng thuê nhà, hợp đồng thuê đất, hợp đồng mượn nhà ở, thuê nhà để kinh doanh, đòi lại tiền, đòi tài sản