Thời điểm chuyển giao rủi ro trong hợp đồng khi nào?
18/05/2017 15:21
Doanh nghiệp tư nhân A (bên A) ký hợp đồng nhận may lô hàng quần áo trị giá 8 tỷ đồng cho công ty TNHH B (bên B) theo mẫu mã, kiểu dáng và chất lượng mà bên B yêu cầu. Theo hợp đồng, Bên B giao vải và giao tiền cho bên A để mua phụ kiện cần thiết khác. Hai bên thoả thuận giao sản phẩm vào 2 đợt: đợt 1 ngày 05/10/2014 (50% số lượng lô hàng) và đợt 2 ngày 05/12/2014. Hãy xác định trách nhiệm rủi ro trong các trường hợp sau (giả định rằng kho hàng bị cháy là sự kiện bất khả kháng).
1. Ngày 04/10/2014 kho hàng của bên B bị cháy.
2. Bên A do thiếu nhân công nên không giao kịp hàng đúng hạn. Ngày 08/10/2014 kho hàng của A bị cháy?
3. Bên A do thiếu nhân công nên gửi thông báo tới bên B gia hạn hợp đồng đến ngày 10/10/2014 mới giao hàng đợt 1 và được bên B đồng ý. Ngày 08/10/2014 kho hàng của bên A bị cháy?
4. Do kho hàng của bên B đang chứa sản phẩm khác nên Bên B thông báo cho bên A sẽ chậm nhận hàng. Tối ngày 06/10/2014 kho hàng của bên B bị cháy?
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Công ty luật Bảo Chính. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi tư vấn giải đáp cho bạn như sau:
1, Ngày 04/10/2014 kho hàng của bên B bị cháy
Trường hợp này, bên B là chủ sở hữu của lô hàng này, nếu có sự kiện bị cháy xảy ra ngoài mong muốn thì bên B phải chịu trách nhiệm rủi ro trong trường hợp này, trừ trường hợp nội dung hợp đồng có thỏa thuận khác.
2, Bên A do thiếu nhân công nên không giao kịp hàng đúng hạn. Ngày 08/10/2014 kho hàng của A bị cháy.
Trường hợp này cần xem xét bên A có thông báo với phía bên B không? Nếu có thông báo về trường hợp này, nhưng không được sự đồng ý của bên B, trừ trường hợp có thỏa thuận khác, khi có sự kiện cháy xảy ra, bên A phải chịu trách nhiệm bồi thường về rủi ro này.
Khoản 1 Điều 308 Bộ Luật dân sự 2005 quy định:
Người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Do đó, trong trường hợp do lỗi cố ý hay vô ý của bên A dẫn đến không thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên A vẫn phải chịu trách nhiệm dân sự và phải chịu rủi ro.
Trường hợp được sự đồng ý của bên B thì khi có sự kiện cháy xảy ra, trường hợp này xử lý như sau:
Ưu tiên trước tiên đặt ra để giải quyết trường hợp này là điều khoản trong nội dung hợp đồng, có quy định nào quy định về việc bồi thường trách nhiệm dân sự khi có sự kiện xảy ra do không thực hiện được hợp đồng vì lí do nào đó hay không? Nếu có thỏa thuận, áp dụng các thỏa thuận được quy định trong hợp đồng.
Trường hợp nội dung hợp đồng không đề cập đến việc bồi thường trong những trường hợp cụ thể thì cần xác định xem nguyên nhân dẫn đến tình trạng kho hàng bị cháy là gì? Nếu trường hợp kho hàng bốc cháy không có lỗi của bên B, do 1 lý do chủ quan hay khách quan nào đó dẫn đến kho hàng này bị bốc cháy thì theo Điều 161 Bộ Luật dân sự 2005 quy định:
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền hoặc nghĩa vụ dân sự của mình.
Điều 166 Bộ Luật dân sự 2005 quy định:
Chủ sở hữu phải chịu rủi ro khi tài sản bị tiêu hủy hoặc bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Điều 302 Bộ Luật dân sự 2005 quy định:
1. Bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.
2. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
3. Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.
Như vậy, trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng xảy ra, không do lỗi bên thực hiện hợp đồng là bên A, thì bên A không phải bồi thường lô hàng này. Chủ lô hàng này là bên B phải chịu rủi ro về mất mát này.
3, Bên A do thiếu nhân công nên gửi thông báo tới bên B gia hạn hợp đồng đến ngày 10/10/2014 mới giao hàng đợt 1 và được bên B đồng ý. Ngày 08/10/2014 kho hàng của bên A bị cháy.
Trường hợp này tương tự như trường hợp được nêu ở trường hợp 2 vừa rồi, bạn có thể tham khảo nội dung trên.
4, Do kho hàng của bên B đang chứa sản phẩm khác nên Bên B thông báo cho bên A sẽ chậm nhận hàng. Tối ngày 06/10/2014 kho hàng của bên B bị cháy.
B là chủ sở hữu lô hàng trong trường hợp này, khi có sự kiện cháy xảy ra, bên B phải chịu rủi ro về trường hợp này.
Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp của bạn. Nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc nghe luật sư tư vấn trực tiếp vui lòng gọi 19006281.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.