Những lưu ý khi ký hợp đồng
10/09/2016 11:05
Câu hỏi:
Công ty luật Bảo Chính cho tôi hỏi cần lưu ý những gì khi ký hợp đồng? Thành Long - TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
Trả lời:
Công ty luật Bảo Chính tư vấn cho bạn Thành Long về những lưu ý khi ký hợp đồng như sau:
Thực tiễn xã hội tồn tại rất nhiều loại hợp đồng tuy nhiên chỉ một số quan hệ pháp luật được pháp luật quy định chặt chẽ như hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán nhà ở, hợp đồng thế chấp, hợp đồng mua bán tài sản phải đăng ký quyền sở hữu nhà oto, xe máy, tàu thủy, máy bay... các hợp đồng này là một phần của những giao dịch dân sự.
Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự gồm:
Điều 122. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.
Như vậy để một giao dịch dân sự có hiệu lực pháp luật thì cần phải đảm bảo người thực hiện giao dịch đó là người có năng lực hành vi dân sự tức là đủ khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi, làm chủ được việc làm của mình; nội dung của giao dịch không vi phạm , không trái pháp luật, đạo đức xã hội đồng thời người tham gia giao dịch phải hoàn toàn tự nguyện. Bên cạnh đó phải tuân thủ hình thức của giao dịch như một số loại giao dịch dân sự phải được công chứng mới có giá trị pháp luật thì khi xác lập các giao dịch này ngoài các bên tham gia giao dịch thì bắt buộc phải có thêm đơn vị, tổ chức có chức năng công chứng, chứng thực văn bản đó.
Ví dụ Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì bên chuyển nhượng phải là người có năng lực hành vi dân sự, là người có quyền sử dụng hợp pháp đối với thửa đất đó, nếu tài sản này có trong thời kỳ hôn nhân thì phải có thêm vợ hoặc chồng cùng tham gia ký hợp đồng. Về người nhận chuyển nhượng là người có năng lực hành vi dân sự, việc ký kết hợp đồng là hoàn toàn tự nguyện và hình thức của hợp đồng phải được công chứng tại văn phòng công chứng có thẩm quyền khi đó hợp đồng này mới có giá trị pháp luật và được pháp luật bảo vệ.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính đối với câu hỏi của anh Thành Long, nếu còn vướng mắc anh có thể tiếp tục gửi câu hỏi về Công ty luật Bảo Chính để được giải đáp hoặc gọi tới Tổng đài tư vấn luật 19006281 của chúng tôi để được các luật sư tư vấn.
Chúc anh mạnh khỏe và thành công!
Thực tiễn xã hội tồn tại rất nhiều loại hợp đồng tuy nhiên chỉ một số quan hệ pháp luật được pháp luật quy định chặt chẽ như hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán nhà ở, hợp đồng thế chấp, hợp đồng mua bán tài sản phải đăng ký quyền sở hữu nhà oto, xe máy, tàu thủy, máy bay... các hợp đồng này là một phần của những giao dịch dân sự.
Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự gồm:
Điều 122. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.
Như vậy để một giao dịch dân sự có hiệu lực pháp luật thì cần phải đảm bảo người thực hiện giao dịch đó là người có năng lực hành vi dân sự tức là đủ khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi, làm chủ được việc làm của mình; nội dung của giao dịch không vi phạm , không trái pháp luật, đạo đức xã hội đồng thời người tham gia giao dịch phải hoàn toàn tự nguyện. Bên cạnh đó phải tuân thủ hình thức của giao dịch như một số loại giao dịch dân sự phải được công chứng mới có giá trị pháp luật thì khi xác lập các giao dịch này ngoài các bên tham gia giao dịch thì bắt buộc phải có thêm đơn vị, tổ chức có chức năng công chứng, chứng thực văn bản đó.
Ví dụ Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì bên chuyển nhượng phải là người có năng lực hành vi dân sự, là người có quyền sử dụng hợp pháp đối với thửa đất đó, nếu tài sản này có trong thời kỳ hôn nhân thì phải có thêm vợ hoặc chồng cùng tham gia ký hợp đồng. Về người nhận chuyển nhượng là người có năng lực hành vi dân sự, việc ký kết hợp đồng là hoàn toàn tự nguyện và hình thức của hợp đồng phải được công chứng tại văn phòng công chứng có thẩm quyền khi đó hợp đồng này mới có giá trị pháp luật và được pháp luật bảo vệ.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính đối với câu hỏi của anh Thành Long, nếu còn vướng mắc anh có thể tiếp tục gửi câu hỏi về Công ty luật Bảo Chính để được giải đáp hoặc gọi tới Tổng đài tư vấn luật 19006281 của chúng tôi để được các luật sư tư vấn.
Chúc anh mạnh khỏe và thành công!