Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

TƯ VẤN HỢP ĐỒNG

19006281

Nhận thế chấp đối với tài sản bảo đảm của đơn vị đang bị thanh tra toàn diện

23/12/2016 14:55
Câu hỏi:

Nhờ các anh/chị luật sư tư vấn giúp tôi vấn đề như sau:
Tôi hiện đang công tác tại một Ngân hàng TMCP và khách hàng của tôi có nhu cầu vay vốn thế chấp tài sản là bất động sản đứng tên chính chủ doanh nghiệp mục đích sử dụng lâu dài.
Tuy nhiên doanh nghiệp này lại là Công ty trực thuộc Tổng công ty xây lắp dầu khi Việt Nam (PVC) mà hiện đang bị thanh tra toàn diện, với lượng vốn góp tại công ty này của PVC là 42% vốn điều lệ.
Kính mong anh/chị tư vấn giúp rằng:
- Những rủi ro có thể xảy ra trong trường hợp này là gì?
- Chúng tôi cần làm những biện pháp - thủ tục gì để có thể tránh được rủi ro khi nhận tài sản thế chấp này trước khi có kết luận cuối cùng về cuộc thanh tra nói trên?
Xin trân trọng cảm ơn!(quanghung.tran@...)

Trả lời:
Ngân hàng TMCP nơi bạn đang công tác và khách hàng của có nhu cầu vay vốn thế chấp tài sản là bất động sản đứng tên chính chủ doanh nghiệp mục đích sử dụng lâu dài. Tuy nhiên doanh nghiệp này lại là Công ty trực thuộc Tổng công ty xây lắp dầu khi Việt Nam (PVC) mà hiện đang bị thanh tra toàn diện, với lượng vốn góp tại công ty này của PVC là 42% vốn điều lệ.
1. Những rủi ro có thể xảy ra trong trường hợp này:
- Phá sản;
- Đất được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã trả có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước (Khoản 3, Điều 110, Luật Đất đai);
- Đất thuê của Nhà nước trả tiền hằng năm (Điều 111; Điều 114 Luật Đất đai). Tuy nhiên nếu là người thuê lại đất này mà đã trả tiền cho cả thời gian thuê lại đất, đối với đất đã được đầu tư xây dựng xong kết cấu hạ tầng của tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất, để đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng tại khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao thì lại được phép thế chấp quyền sử dụng đất;
- Trường hợp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền đã trả cho việc nhận chuyển nhượng đó có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước (Khoản 2, Điều 112, Luật Đất đai).
- Đất đang có tranh chấp (Điểm b, Khoản 1, Điều 106, Luật Đất đai);
- Quyền sử dụng đất bị kê biên để bảo đảm thi hành án (Điểm c, Khoản 1, Điều 106, Luật Đất đai);
- Hết thời hạn sử dụng đất (Điểm d, Khoản 1, Điều 106, Luật Đất đai).
 2. Ngân hàng TMCP cần làm những biện pháp - thủ tục gì để có thể tránh được rủi ro khi nhận tài sản thế chấp này trước khi có kết luận cuối cùng về cuộc thanh tra nói trên?
Các cuộc họp để ra quyết định cho vay tại Ngân hàng TMCP phải được tiến hành nghiêm túc, minh bạch và khách quan, đảm bảo khả năng ngăn ngừa rủi ro. Đối với ngân hàng đã vận hành qui trình xếp hạng tín dụng nội bộ, cần nghiêm túc thực hiện trên tinh thần hạn chế rủi ro, từng bước khắc phục những thiếu sót của qui trình. Loại bỏ tư tưởng lách qui định, khai thác những hạn chế của qui trình để cho vay hoặc xem qui trình này là bùa hộ mệnh có thể hạn chế mọi rủi ro. Ngoài ra cần phải hoàn thiện và đưa vào vận hành trên cơ sở tiếp thu, tận dụng kinh nghiệm của các ngân hàng đi trước trong điều kiện cụ thể của ngân hàng mình, tránh rập khuôn máy móc.
Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào khác vui lòng  Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.