Người thế chấp tài sản có nghĩa vụ gì?
23/09/2016 11:48
Câu hỏi:
Công ty luật Bảo Chính cho tôi hỏi, hiện nay muốn vay vốn cho con trai tôi kinh doanh và sẽ thế chấp nhà, đất để bảo đảm cho khoản vay. Tuy nhiên tôi đang không rõ nghĩa vụ của người thế chấp tài sản là gì? Hỏi phía nhân viên ngân hàng thì họ nói qua nhưng tôi cũng không hiểu. Vậy luật sư cho tôi biết tôi có nghĩa vụ gì khi đồng ý mang tài sản ra thế chấp? Cảm ơn luật sư. Đào Văn Quang TP. Sơn La, tỉnh Sơn La
Trả lời:
Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội cảm ơn ông đã tin tưởng gửi câu hỏi xin tư vấn.
Về nội dung ông hỏi chúng tôi tư vấn cho ông như sau:
Trước hết về việc thế chấp tài sản:
Theo quy định tại Điều 342 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì " Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp".
Về nghĩa vụ của người thế chấp tài sản được quy định tại Điều 348, Bộ luật Dân sự gồm các nghĩa vụ sau:
"1. Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp;
2. Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị;
3. Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có; trong trường hợp không thông báo thì bên nhận thế chấp có quyền hủy hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp;
4. Không được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4"
Điều 349 của Bộ luật này nội dung khoản 3 và khoản 4 Điều 349 gồm:
"3. Được bán, thay thế tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Trong trường hợp bán tài sản thế chấp là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh thì quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được hoặc tài sản hình thành từ số tiền thu được trở thành tài sản thế chấp thay thế cho số tài sản đã bán.
4. Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý".
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp của ông, chúc ông và gia đình mạnh khỏe và có quyết định đúng đắn./.
Để mời luật sư tư vấn luật và tham gia giải quyết các vụ án quý khách liên hệ trực tiếp với chúng tôi địa chỉ Phòng 308, Tòa nhà số 8, Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Hoặc nghe luật sư tư vấn trước những nội dung liên quan khi gọi tới Tổng đài tư vấn luật 19006281 của Công ty luật Bảo Chính.
Trân trọng./.
Về nội dung ông hỏi chúng tôi tư vấn cho ông như sau:
Trước hết về việc thế chấp tài sản:
Theo quy định tại Điều 342 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì " Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp".
Về nghĩa vụ của người thế chấp tài sản được quy định tại Điều 348, Bộ luật Dân sự gồm các nghĩa vụ sau:
"1. Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp;
2. Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị;
3. Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có; trong trường hợp không thông báo thì bên nhận thế chấp có quyền hủy hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp;
4. Không được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4"
Điều 349 của Bộ luật này nội dung khoản 3 và khoản 4 Điều 349 gồm:
"3. Được bán, thay thế tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Trong trường hợp bán tài sản thế chấp là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh thì quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được hoặc tài sản hình thành từ số tiền thu được trở thành tài sản thế chấp thay thế cho số tài sản đã bán.
4. Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý".
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp của ông, chúc ông và gia đình mạnh khỏe và có quyết định đúng đắn./.
Để mời luật sư tư vấn luật và tham gia giải quyết các vụ án quý khách liên hệ trực tiếp với chúng tôi địa chỉ Phòng 308, Tòa nhà số 8, Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Hoặc nghe luật sư tư vấn trước những nội dung liên quan khi gọi tới Tổng đài tư vấn luật 19006281 của Công ty luật Bảo Chính.
Trân trọng./.