Hợp đồng bị vô hiệu khi nào?
05/10/2016 10:17
Câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi khi nào hợp đồng bị vô hiệu và hậu quả của hợp đồng vô hiệu là gì? tôi xin trân trọng cảm ơn. Trần Phúc - q.Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội.
Trả lời:
Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội tư vấn cho bạn Trần Phúc như sau:
Thứ nhất về trường hợp Hợp đồng bị vô hiệu.
Hợp đồng dân sự hay hợp đồng thương mại.... thuộc nhóm giao dịch dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005.
Điều 127 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về Giao dịch dân sự bị vô hiệu là "Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 của Bộ luật này thì vô hiệu". Điều 122 quy định về Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
Thứ nhất về trường hợp Hợp đồng bị vô hiệu.
Hợp đồng dân sự hay hợp đồng thương mại.... thuộc nhóm giao dịch dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005.
Điều 127 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về Giao dịch dân sự bị vô hiệu là "Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 của Bộ luật này thì vô hiệu". Điều 122 quy định về Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.
Như vậy theo quy định trên thì cơ bản có 4 điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực: 3 điều kiện thuộc điểm a, b, c khoản 1 Điều 122 và điều kiện thứ 4 về hình thức. Hình thức của từng giao dịch cụ thể được quy định tại luật chuyên ngành. Ví dụ điều kiện để có hiệu lực của Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là " hợp đồng phải lập thành văn bản có công chứng, chứng thực..." Nếu hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất đảm bảo được 3 điều kiện của khoản 1, Điều 122 Bộ luật Dân sự năm 2005 nhưng không được lập thành văn bản hoặc văn bản đó không được công chứng, chứng thực thì cũng không có hiệu lực pháp luật - tức là vô hiệu, đây là trường hợp vô hiệu về hình thức.
Do vậy tùy từng đối tượng, mục đích cụ thể của các hợp đồng khác nhau mà điều kiện có hiệu lực cũng khác nhau, tương ứng với nó là điều kiện để kết luận Hợp đồng bị vô hiệu hay không.
Thứ hai là hậu quả pháp lý của hợp đồng bị vô hiệu theo quy định tại Điều 137 Bộ luật dân sự năm 2005:
"1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường."
Có nghĩa rằng khi hợp đồng bị vô hiệu sẽ không làm phát sinh quyền nghĩa vụ của các bên, các bên có nghĩa vụ khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính đối với trường hợp của bạn Trần Phúc.
Chúc bạn mạnh khỏe và thành công!
Công ty luật Bảo Chính!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội).
a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.
Như vậy theo quy định trên thì cơ bản có 4 điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực: 3 điều kiện thuộc điểm a, b, c khoản 1 Điều 122 và điều kiện thứ 4 về hình thức. Hình thức của từng giao dịch cụ thể được quy định tại luật chuyên ngành. Ví dụ điều kiện để có hiệu lực của Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là " hợp đồng phải lập thành văn bản có công chứng, chứng thực..." Nếu hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất đảm bảo được 3 điều kiện của khoản 1, Điều 122 Bộ luật Dân sự năm 2005 nhưng không được lập thành văn bản hoặc văn bản đó không được công chứng, chứng thực thì cũng không có hiệu lực pháp luật - tức là vô hiệu, đây là trường hợp vô hiệu về hình thức.
Do vậy tùy từng đối tượng, mục đích cụ thể của các hợp đồng khác nhau mà điều kiện có hiệu lực cũng khác nhau, tương ứng với nó là điều kiện để kết luận Hợp đồng bị vô hiệu hay không.
Thứ hai là hậu quả pháp lý của hợp đồng bị vô hiệu theo quy định tại Điều 137 Bộ luật dân sự năm 2005:
"1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường."
Có nghĩa rằng khi hợp đồng bị vô hiệu sẽ không làm phát sinh quyền nghĩa vụ của các bên, các bên có nghĩa vụ khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính đối với trường hợp của bạn Trần Phúc.
Chúc bạn mạnh khỏe và thành công!
Công ty luật Bảo Chính!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội).