Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

TƯ VẤN HỢP ĐỒNG

19006281

Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên

10/05/2017 10:59
Câu hỏi:

Tôi có mở dịch vụ cầm đồ và có cầm cho anh A môt chiếc xe nhưng xe đó mẹ anh A đứng chủ quyền nhưng do anh A cầm xe quá hạn mà không đóng lãi vì vậy tôi mang xe đi bán mẹ anh A kiện tôi để lấy xe lại vậy tôi có phải thương xe hay không và có bị đi tù hay không còn anh A có triêu trách nhiệm vì về vụ việc không mong luât su cho tôi hiểu rõ vấn đề nhiêu hơn?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Công ty luật Bảo Chính. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi tư vấn giải đáp cho bạn như sau:
Thứ nhất, Điều 326 Bộ luật dân sự 2005 quy định cầm cố tài sản là việc bên cầm cố giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bao đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Nếu người chủ sở hữu không đồng ý mà người vay tiện tự ý lấy xe mang đi cầm cố thì giao dịch này sẽ vô hiệu.
Trong trường hợp này, anh A tự ý lấy xe của người mẹ đi cầm cố, không có giấy tờ, chiếc xe này không thuộc chủ sở hữu của của mẹ anh A và không được đồng ý của chủ sở hữu nên giao dịch này bị vô hiệu
Điều 137 Bộ luật dân sự 2005 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu như sau:
“1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.”
Điều 258 Bộ luật dân sự 2005 cũng quy định như sau:
“Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu và bất động sản, trừ trường hợp người thứ ba chiếm hữu ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa.”
Như vậy, trong trường hợp này, chủ sở hữu chiếc xe có quyền đòi lại chiếc xe đã bị lấy đi cầm có và bạn phải trả lại xe cho chủ sở hữu của chiếc xe.
Thứ hai, Điều 336 Bộ luật dân sự 2005 quy định về xử lý tài sản cầm cố như sau: “Trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng thoả thuận thì tài sản cầm cố được xử lý theo phương thức do các bên đã thoả thuận hoặc được bán đấu giá theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ. Bên nhận cầm cố được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán tài sản cầm cố.”
Trường hợp bạn mang tài sản cầm cố không đóng lãi khi đến hạn đi bán thì không cấu thành tội phạm của Bộ Luật hình sự 2009 sửa đổi, bổ sung nên không bị truy cứu trách nhiệm hình sự và không phải đi tù. Như vậy, bạn cần làm đơn tường trình hoặc khai báo trực tiếp tới cơ quan công an trường hợp mẹ anh A .
Thứ ba, anh A lấy xe của mẹ đi cầm cố thì anh A có nghĩa vụ hoàn lại cho anh một khoản tiền tương ứng. Nghĩa vụ hoàn phát sinh từ 1 nghĩa vụ trước đó mà theo đó chủ thể nghĩa vụ được người khác nghĩa vụ của mình phải hoàn lại những lợi ích vật chất mà chủ thể nghĩa vụ đã thực hiện thay trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác
Anh A còn có thể phải chịu truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 Bộ Luật hình sự 2009 sửa đổi, bổ sung:
"1. Người nào có một trong những hành vi sau đây  chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưnggây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
  a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian  dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó  vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
đ) Tái phạm nguy hiểm;
e) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b)  Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng."
Theo đó, Tòa án sẽ xem xét, căn cứ vào những quy định trên và hành vi của anh A để xét xử và đưa ra phán quyết.
Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp của bạn. Nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc nghe luật sư tư vấn trực tiếp vui lòng gọi 19006281.

Trân trọng!

Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.