Xác nhận chứng cứ vụ án
28/03/2017 08:53
Nguyễn Văn A không có giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân. Cơ quan điều tra chỉ dựa lời khai của Nguyễn Văn A để xác định đó là Nguyễn Văn A nhưng trong quá trình điều tra, bị cáo khai trước đó bị cáo có một tiền án và đã khai tên là Nguyễn Tấn A. Cơ quan điều tra không thu thập được giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù, chỉ căn cứ vào lời khai, giấy xác nhận đã chấp hành xong phần bồi thường và án phí, cho rằng Nguyễn Tấn A (Nguyễn Văn A) đã được xóa án tích.
Tòa án trả hồ sơ yêu cầu xác định nhân thân của A (Nguyễn Tấn A và Nguyễn Văn A có phải là một người hay không?) và thu thập giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng Viện Kiểm sát không thực hiện.
Tòa án có thể đưa ra xét xử Nguyễn Văn A và cũng là Nguyễn Tấn A được không? Viện Kiểm sát, Cơ quan điều tra không thu thập được giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù thì xác định việc xóa án tích như thế nào?
(Lương Văn Toàn)
Về nội dung bạn thắc mắc, chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:
Trước hết cần quán triệt nguyên tắc lời khai nhận tội của bị cáo không phải là căn cứ buộc tội. Nó chỉ trở thành chứng cứ buộc tội khi phù hợp với các chứng cứ khác. Vì thế, khi xét xử không quá phụ thuộc vào việc bị cáo có nhận tội hay không nhận tội mà phải xem xét cùng với các chứng cứ khách quan khác có đủ cơ sở chứng minh hành vi của bị cáo đã phạm tội hay không để kết luận cho đúng pháp luật.
Điều 10 BLTTHS quy định: “Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.
Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”.
Về nguyên tắc khi khởi tố bị can, trách nhiệm của Cơ quan điều tra phải lập lý lịch bị can chính xác và có xác nhận của chính quyền địa phương. Nếu hồ sơ vụ án không có các tài liệu chứng minh lai lịch bị can thì bắt buộc phải tiến hành điều tra. Do đó, khi chưa có lý lịch bị can (lý lịch tư pháp) thì Tòa án phải trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung mà không thể đưa vụ án ra xét xử (trừ trường hợp lý lịch bị can ghi rõ Nguyễn Văn A có tên gọi khác là Nguyễn Tấn A). Việc xác định tiền án của bị can cũng phải dựa vào kết quả điều tra, xác minh.
Đối với trường hợp xem xét về xóa án tích thì phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về xóa án tích (Điều 63, 64, 65, 66, 67 BLHS).
Nếu chỉ dựa vào lời khai nhận tội của bị cáo mà Cơ quan tiến hành tố tụng không chứng minh được bị cáo có tiền án thì đương nhiên Nguyễn Văn A là người không có tiền án.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp bạn quan tâm, nếu còn vướng mắc bạn có thể hỏi tiếp hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn chi tiết.
Chúc bạn mạnh khỏe và thành công!
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại... xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên..