Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

THI HÀNH ÁN

19006281

Tư vấn sử dụng biên lai thu tiền

22/04/2017 10:07
Câu hỏi:

Chấp hành viên tổ chức bán đấu giá tài sản kê biên thi hành án là chiếc xe máy có giá trị dưới 10 triệu đồng. Khi bán đấu giá thành cơ quan thi hành án phải sử dụng loại biên lai nào để thu tiền mua tài sản của người trúng đấu giá? Đối với tiền đặt cọc của người đăng ký mua tài sản bán đấu giá thì cơ quan thi hành án sử dụng loại biên lai nào để thu?

Trả lời:

Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội tư vấn như sau:

Căn cứ quy định tại Điều 23 và Điều 24 Thông tư số 91/2010/TT-BTC ngày 17/6/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự thì hệ thống chứng từ kế toán áp dụng cho các đơn vị kế toán nghiệp vụ thi hành án thực hiện theo quy định của Luật Kế toán, Nghị định 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ, theo quy định tại Thông tư này này và những văn bản khác. Danh mục chứng từ kế toán, mẫu chứng từ kế toán, giải thích nội dung và phương pháp lập chứng từ kế toán thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này, gồm 04 loại: Biên lai thu tiền (Mẫu C28-THA). Biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí tòa án (Mẫu C29-THA). Biên lai thu tiền nộp NSNN (Mẫu C30-THA). Biên lai thu tiền thi hành án (theo đơn yêu cầu - Mẫu C31-THA).

Trường hợp Chấp hành viên tổ chức bán đấu giá tài sản kê biên thi hành án là chiếc xe máy có giá trị dưới 10 triệu đồng, thì việc thu tiền đặt cọc và tiền bán đấu giá thành tài sản sử dụng Biên lai thu tiền (Mẫu C28-THA) để thu.

Biên lai thu tiền là giấy biên nhận của cơ quan thi hành án dân sự đã thu tiền, ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý... hoặc thu qua tài khoản của người nộp tiền làm căn cứ để lập phiếu thu, nộp tiền vào quỹ, hoặc trên tài khoản, đồng thời để người nộp tiền thanh toán với cơ quan hoặc lưu quỹ về nghĩa vụ đã thực hiện. Biên lai thu tiền dùng để thu các khoản tiền như thu chi phí cưỡng chế của người phải thi hành án, thu tiền chi phí tống đạt giấy báo, chi phí thoả thuận thi hành án, chi phí xác minh, kê biên tài sản, các khoản thu khác ….

Biên lai thu tiền phải đóng thành quyển, phải ghi rõ tên đơn vị, địa chỉ của cơ quan thu tiền và đóng dấu cơ quan Thi hành án dân sự, phải đánh số từng quyển. Trong mỗi quyển phải đánh số liên tục theo số Biên lai.

Ghi rõ Họ tên, địa chỉ của người nộp tiền

- Dòng “Nội dung thu” ghi rõ nội dung thu tiền, và theo Quyết định, số ngày, tháng, năm hoặc yêu cầu thu của… số, ngày, tháng, năm

- Dòng “số tiền thu” ghi bằng số và bằng chữ số tiền nộp, ghi rõ đơn vị tính là “đồng VN” hoặc USD...

Nếu thu qua tài khoản phải ghi rõ số, ngày, tháng, năm của giấy báo có

Biên lai thu tiền được lập thành 4 liên (đặt giấy than viết một lần)

Sau khi thu tiền, người thu tiền và người nộp tiền cùng ký và ghi rõ họ tên vào từng liên để xác nhận số tiền đã thu, đã nộp. Ký xong người thu tiền lưu 1 liên tại cuốn, liên 2 giao cho Kế toán, liên 3 lưu hồ sơ thi hành án, liên 4 giao cho người nộp tiền.

Cuối ngày, người được cơ quan giao nhiệm vụ thu tiền phải căn cứ vào liên lưu để lập Bảng kê Biên lai thu tiền trong ngày (nếu thu qua tài khoản phải lập Bảng kê riêng) và nộp cho Kế toán để Kế toán lập phiếu thu làm thủ tục nhập quỹ hoặc làm thủ tục hạch toán tăng tài khoản tiền gửi.

Biên lai thu tiền áp dụng trong các trường hợp thu tiền của người phải thi hành án hoặc của những người có liên quan đến việc thi hành án.

Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho câu hỏi của bạn, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn chi tiết, chính xác nhất

Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.

Luật 64/2014/QH13 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự Luật 64/2014/QH13 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự
Nghị định 117/2011/NĐ-CP Quy định về tổ chức quản lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân Nghị định 117/2011/NĐ-CP Quy định về tổ chức quản lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân
Nghị định 47/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2011/NĐ-CP Về ti hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc Nghị định 47/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2011/NĐ-CP Về ti hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc
Luật Thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung năm 2014 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung năm 2014
Nghị định 94/2010/NĐ-CP Quy định về tổ chức cai nghiện ma tuý tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng Nghị định 94/2010/NĐ-CP Quy định về tổ chức cai nghiện ma tuý tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng
Nghị định 92/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật tương trợ tư pháp Nghị định 92/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật tương trợ tư pháp
Nghị định 57/2010/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển Nghị định 57/2010/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển
Nghị định số 62/2015/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Thi hành án dân sự năm 2014 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Thi hành án dân sự năm 2014
Nghị định số 74/2009/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án Dân sự năm 2008 Nghị định số 74/2009/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án Dân sự năm 2008
Nghị định 64/2011/NĐ-CP Quy định việc thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh Nghị định 64/2011/NĐ-CP Quy định việc thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh
Luật Thi hành án năm 2008 Luật Thi hành án năm 2008
Nghị định 82/2011/NĐ-CP Quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc Nghị định 82/2011/NĐ-CP Quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc
Nghị định số 58/2009/NĐ-CP Hướng dẫn một số điều của luật thi hành án dân sự năm 2008 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP Hướng dẫn một số điều của luật thi hành án dân sự năm 2008
Nghị định 47/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng về vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng Nghị định 47/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng về vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng
Nghị định 09/2012/NĐ-CP Quy định về tổ chức quản lý và các chế độ đối với người lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh theo quy định của luật thi hành án hình sự Nghị định 09/2012/NĐ-CP Quy định về tổ chức quản lý và các chế độ đối với người lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh theo quy định của luật thi hành án hình sự
Thông tư số 01/2017/TT-BTP Về quản lý kho vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự Thông tư số 01/2017/TT-BTP Về quản lý kho vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự
Nghị định 61/2009/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh Nghị định 61/2009/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh
Nghị định 59/2012/NĐ-CP Về theo dõi tình hình thi hành pháp luật Nghị định 59/2012/NĐ-CP Về theo dõi tình hình thi hành pháp luật
Thông tư 01/2016/TT-BTP Hướng dẫn thực hiện một số thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự Thông tư 01/2016/TT-BTP Hướng dẫn thực hiện một số thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự
Nghị định 80/2011/NĐ-CP Quy định các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù Nghị định 80/2011/NĐ-CP Quy định các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù