Trực tiếp yêu cầu bồi thường hoặc đề nghị khôi phục thời hiệu yêu cầu thi hành án
27/03/2017 16:43Bố tôi bị đánh thương tích 81% đã được Tòa án nhân dân tối cao xét xử sau hai lần kháng cáo trước đó. Trong bản án ghi rõ bị cáo phải bồi thường thiệt hại cho bố tôi là 74 triệu đồng và bị cáo phải chịu 14 năm tù giam tính từ thời điểm tháng 5 năm 2005. Thế nhưng đã gần 10 năm mà gia đình tôi vẫn chưa được bồi thường. Đã nhiều lần gia đình tôi làm đơn gửi đi cơ quan thi hành án của huyện nhưng không được phản hồi. Gần đây gia đình tôi lại tiếp tục làm đơn vì nghe tin bị cáo sắp được ra tù trước thời hạn. Khi gặp cán bộ thi hành án thì gia đình tôi nhận được câu trả lời là đã hết thời hiệu yêu cầu thi hành án. Vậy, gia đình tôi nên làm thế nào để lấy lại công bằng cho bố tôi (hiện nay đã bị thương tật liệt hai chân)? Nếu bị cáo được mãn hạn tù thì phải có trách nhiệm bồi thường như bản án nữa hay không, mong Luật sư giải đáp?
Công ty Luật Bảo Chính, Đoàn Luật sư Hà Nội tư vấn như sau:
Thứ nhất, nội dung vụ việc bạn nêu chưa đầy đủ tình tiết để khẳng định thời hiệu yêu cầu thi hành án cụ thể thế nào. Bởi vì, trường hợp của bố bạn bản án có hiệu lực năm 2005 thì lúc đó áp dụng thời hiệu yêu cầu thi hành án quy định tại Điều 25 Pháp lệnh Thi hành án dân sự ngày 21/4/2004. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.
Trong trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định của Toà án thì thời hạn ba năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn. Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn ba năm được áp dụng cho từng định kỳ, tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn. Đối với các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ thi hành án theo quy định tại Điều 26 và Điều 27 của Pháp lệnh này thì thời gian hoãn, tạm đình chỉ không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án.
Sau đó, Điều 30 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 nâng thời hiệu yêu cầu thi hành án từ 03 năm lên thành 05 năm. Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án. Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn. Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn. Đối với các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ thi hành án theo quy định của Luật này thì thời gian hoãn, tạm đình chỉ không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án.
Thứ hai, Theo quy định của pháp luật, người được thi hành án chỉ được quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thi hành án trong thời hiệu yêu cầu thi hành án do pháp luật quy định, nếu hết thời hạn đó mà không yêu cầu thi hành án thì hết quyền yêu cầu cơ quan thi hành án thi hành án. Tuy nhiên, việc hết quyền yêu cầu cơ quan thi hành án thi hành nhưng người được thi hành án vẫn có quyền trực tiếp yêu cầu người phải thi hành án thi hành quyền lợi cho mình bởi vì bản án chưa được thi hành thì vẫn còn hiệu lực.
Mặt khác, Điều 25 Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 và Điều 30 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 quy định trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án.
Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự quy định sự kiện bất khả kháng là trường hợp thiên tai, hỏa hoạn, địch họa; trở ngại khách quan là trường hợp đương sự không nhận được bản án, quyết định mà không phải do lỗi của họ; đương sự đi công tác ở vùng biên giới, hải đảo mà không thể gửi đơn yêu cầu thi hành án đúng hạn; tai nạn, ốm nặng đến mức mất khả năng nhận thức, phải điều trị nội trú hoặc do lỗi của cơ quan xét xử, cơ quan thi hành án dân sự hoặc cơ quan, cá nhân khác dẫn đến việc đương sự không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn hoặc đương sự chết mà chưa xác định được người thừa kế; tổ chức hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, cổ phần hóa mà chưa xác định được tổ chức, cá nhân mới có quyền yêu cầu thi hành án theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của pháp luật, người được thi hành án chỉ được quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thi hành án trong thời hiệu yêu cầu thi hành án do pháp luật quy định, nếu hết thời hạn đó mà không yêu cầu thi hành án thì hết quyền yêu cầu cơ quan thi hành án thi hành án. Tuy nhiên, việc hết quyền yêu cầu cơ quan thi hành án thi hành nhưng người được thi hành án vẫn có quyền trực tiếp yêu cầu người phải thi hành án thi hành quyền lợi cho mình bởi vì bản án chưa được thi hành thì vẫn còn hiệu lực.
Mặt khác, Điều 25 Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 và Điều 30 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 quy định trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án.
Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự quy định sự kiện bất khả kháng là trường hợp thiên tai, hỏa hoạn, địch họa; trở ngại khách quan là trường hợp đương sự không nhận được bản án, quyết định mà không phải do lỗi của họ; đương sự đi công tác ở vùng biên giới, hải đảo mà không thể gửi đơn yêu cầu thi hành án đúng hạn; tai nạn ốm nặng đến mức mất khả năng nhận thức, phải điều trị nội trú hoặc do lỗi của cơ quan xét xử, cơ quan thi hành án dân sự hoặc cơ quan, cá nhân khác dẫn đến việc đương sự không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn hoặc đương sự chết mà chưa xác định được người thừa kế; tổ chức hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, cổ phần hóa mà chưa xác định được tổ chức, cá nhân mới có quyền yêu cầu thi hành án theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, bố bạn có thể trực tiếp yêu cầu người phải thi hành án bồi thường thiệt hại cho mình hoặc nếu có trở ngại khách quan, sự kiện bất khả kháng nêu trên thì làm đơn gửi cơ quan thi hành án dân sự nơi Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án đề nghị khôi phục thời hiệu yêu cầu thi hành án. Đơn đề nghị phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu; tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu; họ, tên địa chỉ của người được thi hành án, người phải thi hành án, nội dung của việc thi hành án, lý do không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn. Kèm theo đơn phải có bản án, quyết định được yêu cầu thi hành và tài liệu chứng minh lý do không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn.
Đối với trường hợp xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc do đương sự chết mà chưa xác định được người thừa kế hay do trở ngại khách quan khác xảy ra tại địa phương nên không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú. Đối với trường hợp do phải chữa bệnh nội trú nên không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn thì phải có xác nhận hoặc giấy nhập viện, xuất viện của tổ chức y tế cấp huyện trở lên. Đối với trường hợp do yêu cầu công tác nên không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn thì phải có xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc giấy cử đi công tác của cơ quan, đơn vị đó. Đối với những trường hợp bất khả kháng, trở ngại khách quan khác nên không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn thì phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc tài liệu hợp pháp khác để chứng minh.
Xác nhận của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải thể hiện rõ địa điểm, nội dung và thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan dẫn đến việc đương sự không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn.
Căn cứ quy định tại Nghị định số 125/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự, trường hợp sau khi trừ đi thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà thời hiệu yêu cầu thi hành án vẫn còn thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định khôi phục thời hiệu yêu cầu thi hành án; trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định khôi phục thời hiệu yêu cầu thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thi hành án. Trường hợp đã hết thời hiệu yêu cầu thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp bạn quan tâm, nếu còn vướng mắc bạn có thể hỏi tiếp hoặc gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn chi tiết.
Chúc bạn mạnh khỏe và thành công!
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại... xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.