Trách nhiệm của người được thi hành án
03/04/2017 16:25
Câu hỏi:
Người được thi hành án theo bản án sau khi gửi đơn yêu cầu thi hành án, được thụ lý nhưng không có mặt để giải quyết việc thi hành án, mặc dù đã được thông báo và triệu tập hợp lệ thì giải quyết như thế nào?
Trả lời:
Công ty Luật Bảo Chính, Đoàn Luật sư Hà Nội tư vấn như sau:
Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn chi tiết Luật này không quy định cụ thể về nội dung bạn hỏi, nên tùy từng trường hợp, từng giai đoạn của việc thi hành án để giải quyết.
Ví dụ 1: Ở giai đoạn sau khi thụ lý việc thi hành án, Chấp hành viên đã định cho người phải thi hành án thời hạn tự nguyện thi hành, người phải thi hành án muốn thỏa thuận với người được thi hành án nên đề nghị Chấp hành viên mời người được thi hành án đến để thỏa thuận có sự chứng kiến của Chấp hành viên. Chấp hành viên đã thông báo, mời người được thi hành án đến nhưng họ không đến thì được xác định là không thực hiện được việc thỏa thuận, do đó người phải thi hành án có nghĩa vụ thi hành theo nội dung bản án và yêu cầu của người được thi hành án.
Ví dụ 2: Chấp hành viên thông báo cho người được thi hành án đến tham gia có mặt khi kê biên tài sản, nhưng họ không đến, thì Chấp hành viên thực hiện việc kê biên tài sản mà không cần có sự có mặt của người được thi hành án.
Ví dụ 3: Chấp hành viên thông báo cho người được thi hành án quyền thỏa thuận với người phải thi hành án về lựa chọn tổ chức thẩm định giá nhưng họ không đến hoặc không thỏa thuận, thì Chấp hành viên thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 99 Luật Thi hành án dân sự “trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kê biên tài sản, Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản kê biên”.
Ví dụ 4: Trường hợp trả lại tiền, tài sản tạm giữ cho đương sự, thực hiện theo Điều 126 Luật Thi hành án dân sự: Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định trả lại tiền, tài sản tạm giữ trong trường hợp bản án, quyết định tuyên trả lại tài sản cho đương sự. Trường hợp người được trả lại tiền, tài sản tạm giữ đồng thời là người phải thi hành nghĩa vụ trả tiền không tự nguyện thi hành án thì Chấp hành viên xử lý tiền, tài sản đó để thi hành án.
Sau khi có quyết định trả lại tiền, tài sản tạm giữ, Chấp hành viên thông báo cho đương sự thời gian, địa điểm nhận lại tiền, tài sản. Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được thông báo mà đương sự không đến nhận tiền thì Chấp hành viên gửi số tiền đó theo hình thức tiết kiệm không kỳ hạn và thông báo cho đương sự. Hết thời hạn 03 tháng, kể từ ngày được thông báo nhưng đương sự không đến nhận tài sản mà không có lý do chính đáng thì Chấp hành viên xử lý tài sản theo quy định tại các Điều 98, 99 và 101 của Luật này và gửi số tiền thu được theo hình thức tiết kiệm không kỳ hạn, đồng thời thông báo cho đương sự. Hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật mà đương sự vẫn không đến nhận số tiền đã được gửi tiết kiệm mà không có lý do chính đáng thì cơ quan thi hành án dân sự làm thủ tục sung quỹ nhà nước.
Đối với tài sản không bán được hoặc bị hư hỏng không còn giá trị sử dụng thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định tiêu huỷ và tổ chức tiêu huỷ tài sản theo quy định tại Điều 125 của Luật này. Đối với giấy tờ liên quan đến tài sản, nhân thân của đương sự thì hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày thông báo nếu đương sự không đến nhận, Chấp hành viên làm thủ tục chuyển giao cho cơ quan đã ban hành giấy tờ đó xử lý theo quy định.
Trường hợp tài sản trả lại là tiền Việt Nam, ngoại tệ bị hư hỏng không còn sử dụng được do lỗi của các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án dân sự trong quá trình bảo quản và đương sự từ chối nhận thì cơ quan thi hành án dân sự đề nghị Ngân hàng nhà nước đổi tiền mới có giá trị tương đương để trả cho đương sự. Đối với tài sản là tiền Việt Nam, ngoại tệ bị hư hỏng không còn sử dụng được không do lỗi của các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án dân sự mà đương sự từ chối nhận thì cơ quan thi hành án dân sự giao cho Ngân hàng nhà nước xử lý theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp bạn quan tâm, nếu còn vướng mắc bạn có thể hỏi tiếp hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn chi tiết.
Chúc bạn mạnh khỏe và thành công!
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại... xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.
Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn chi tiết Luật này không quy định cụ thể về nội dung bạn hỏi, nên tùy từng trường hợp, từng giai đoạn của việc thi hành án để giải quyết.
Ví dụ 1: Ở giai đoạn sau khi thụ lý việc thi hành án, Chấp hành viên đã định cho người phải thi hành án thời hạn tự nguyện thi hành, người phải thi hành án muốn thỏa thuận với người được thi hành án nên đề nghị Chấp hành viên mời người được thi hành án đến để thỏa thuận có sự chứng kiến của Chấp hành viên. Chấp hành viên đã thông báo, mời người được thi hành án đến nhưng họ không đến thì được xác định là không thực hiện được việc thỏa thuận, do đó người phải thi hành án có nghĩa vụ thi hành theo nội dung bản án và yêu cầu của người được thi hành án.
Ví dụ 2: Chấp hành viên thông báo cho người được thi hành án đến tham gia có mặt khi kê biên tài sản, nhưng họ không đến, thì Chấp hành viên thực hiện việc kê biên tài sản mà không cần có sự có mặt của người được thi hành án.
Ví dụ 3: Chấp hành viên thông báo cho người được thi hành án quyền thỏa thuận với người phải thi hành án về lựa chọn tổ chức thẩm định giá nhưng họ không đến hoặc không thỏa thuận, thì Chấp hành viên thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 99 Luật Thi hành án dân sự “trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kê biên tài sản, Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản kê biên”.
Ví dụ 4: Trường hợp trả lại tiền, tài sản tạm giữ cho đương sự, thực hiện theo Điều 126 Luật Thi hành án dân sự: Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định trả lại tiền, tài sản tạm giữ trong trường hợp bản án, quyết định tuyên trả lại tài sản cho đương sự. Trường hợp người được trả lại tiền, tài sản tạm giữ đồng thời là người phải thi hành nghĩa vụ trả tiền không tự nguyện thi hành án thì Chấp hành viên xử lý tiền, tài sản đó để thi hành án.
Sau khi có quyết định trả lại tiền, tài sản tạm giữ, Chấp hành viên thông báo cho đương sự thời gian, địa điểm nhận lại tiền, tài sản. Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được thông báo mà đương sự không đến nhận tiền thì Chấp hành viên gửi số tiền đó theo hình thức tiết kiệm không kỳ hạn và thông báo cho đương sự. Hết thời hạn 03 tháng, kể từ ngày được thông báo nhưng đương sự không đến nhận tài sản mà không có lý do chính đáng thì Chấp hành viên xử lý tài sản theo quy định tại các Điều 98, 99 và 101 của Luật này và gửi số tiền thu được theo hình thức tiết kiệm không kỳ hạn, đồng thời thông báo cho đương sự. Hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật mà đương sự vẫn không đến nhận số tiền đã được gửi tiết kiệm mà không có lý do chính đáng thì cơ quan thi hành án dân sự làm thủ tục sung quỹ nhà nước.
Đối với tài sản không bán được hoặc bị hư hỏng không còn giá trị sử dụng thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định tiêu huỷ và tổ chức tiêu huỷ tài sản theo quy định tại Điều 125 của Luật này. Đối với giấy tờ liên quan đến tài sản, nhân thân của đương sự thì hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày thông báo nếu đương sự không đến nhận, Chấp hành viên làm thủ tục chuyển giao cho cơ quan đã ban hành giấy tờ đó xử lý theo quy định.
Trường hợp tài sản trả lại là tiền Việt Nam, ngoại tệ bị hư hỏng không còn sử dụng được do lỗi của các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án dân sự trong quá trình bảo quản và đương sự từ chối nhận thì cơ quan thi hành án dân sự đề nghị Ngân hàng nhà nước đổi tiền mới có giá trị tương đương để trả cho đương sự. Đối với tài sản là tiền Việt Nam, ngoại tệ bị hư hỏng không còn sử dụng được không do lỗi của các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án dân sự mà đương sự từ chối nhận thì cơ quan thi hành án dân sự giao cho Ngân hàng nhà nước xử lý theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp bạn quan tâm, nếu còn vướng mắc bạn có thể hỏi tiếp hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn chi tiết.
Chúc bạn mạnh khỏe và thành công!
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại... xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.
Luật sư tư vấn luật, Tư vấn luật thi hành án, tư vấn thi hành án, Bản án, thi hành án, luật thi hành án, cưỡng chế thi hành án, hoãn thi hành án, điều kiện thi hành án, ủy quyền thi hành án, luật sư Hà Nội, công ty luật, tài sản thi hành án, quyết định thi hành án, yêu cầu thì hành án, tạm hoãn thi hành án, tài sản để thi hành án, tài sản thi hành án, ..