Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

THI HÀNH ÁN

19006281

Thời điểm làm đơn yêu cầu thi hành án

18/03/2017 20:48
Câu hỏi:

Xin chào luật sư. Tôi có một thắc mắc mong Luật sư giải đáp. Trong một vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã có bản án “xử kẻ lừa đảo (chồng chung thân, vợ 12 năm tù) và buộc phải hoàn trả lại toàn bộ số tiền chiếm đoạt (lên đến 42 tỷ đồng); trong đó có câu bên được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án, nếu bên phải thi hành án thi hành chậm thì phải trả lãi theo mức lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà nước quy định tương ứng với thời gian chưa thi hành án” …
Xin hỏi Luật sư:
- Trong bản án cũng đã nêu cặp vợ chồng lừa đảo hiện không có tài sản gì (chưa xác định được lượng tài sản tẩu tán đi đâu?), vậy việc làm đơn yêu cầu thi hành án vào thời điểm này có được không? nếu tôi chưa làm đơn thi hành án thì quyền lợi của tôi như thế nào?
- Hiện giờ các bị cáo đang chịu án tù, vậy thời hạn thực hiện thi hành án phần dân sự có bị khống chế theo thời gian hay không và đến khi ra tù tôi có thể khôi phục thời hạn thi hành án được không? Nếu tôi nhờ đến Thừa phát lại của địa phương giúp tôi thực hiện việc đòi nợ trong thi hành án, thì không biết trong thời gian dài (thiết nghĩ vài chục năm) không biết vi bằng lập lúc bấy giờ có giá trị nào không?
Tôi xin cảm ơn.

Trả lời:

Chào bạn! Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin xin tư vấn.
Về nội dung bạn thắc mắc, Công ty luật Bảo Chính trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ quy định tại Điều 31 Luật Thi hành án dân sự (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2014), sau khi Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, đương sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có quyền yêu cầu thi hành án.
Căn cứ quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự, trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, đương sự có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền  ra quyết định thi hành án.
Do đó, trong trường hợp của bạn, nếu bạn không yêu cầu thi hành án sau khi bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật mà hết thời hiệu thi hành án, bạn không chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng thì cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền sẽ từ chối yêu cầu thi hành án của bạn.
Trong quá trình tổ chức thi hành án, nếu xác minh người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tù nhưng có tài sản thì cơ quan thi hành án vẫn xử lý tài sản để đảm bảo thi hành án cho bạn, nếu không có tài sản mà người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tù giam thì cơ quan thi hành án sẽ xác minh và ra quyết định hoãn thi hành án căn cứ quy định tại  Điều 48 Luật Thi hành án dân sự.
Về việc lập vi bằng, theo Nghị định số 61/2009/NĐ-CP thì  vi bằng “là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác".
Trong khi đó, Thông tư liên tịch số 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC ban hành ngày 28/02/2014 quy định: "Vi bằng do Thừa phát lại lập là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp theo quy định của pháp luật".
Về bản chất, vi bằng được Thừa phát lập với mục đích là tạo lập chứng cứ để tổ chức, cá nhân tùy nghi sử dụng trong xét xử hoặc các quan hệ pháp lý khác. Vi bằng do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi có thật mà Thừa phát lại chứng kiến, trong đó, Thừa phát lại mô tả lại những gì mình thấy được, nghe được,… vào vi bằng, kèm theo có thể là hình ảnh, quay phim để làm rõ thêm sự kiện lập vi bằng như là chụp lại một sự kiện, hành vi. Do đó, vi bằng không phải là hợp đồng, giao dịch, không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào quá trình lập vi bằng. Chỉ những hành vi, những tuyên bố, cam kết, thỏa thuận, xác nhận… của các bên tham gia vào quá trình lập vi bằng, tương ứng với những quy định pháp luật có liên quan mới làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định của pháp luật, và họ tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Do đó, trong thời hiệu yêu cầu thi hành án, để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình, bạn nên yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thụ lý yêu cầu thi hành án của bạn và ra quyết định thi hành án để tổ chức thi hành  theo quy định.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp bạn quan tâm, nếu còn vướng mắc bạn có thể hỏi tiếp hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn.
Chúc bạn mạnh khỏe và thành công!
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại... xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.

Thông tư 01/2016/TT-BTP Hướng dẫn thực hiện một số thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự Thông tư 01/2016/TT-BTP Hướng dẫn thực hiện một số thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự
Nghị định số 74/2009/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án Dân sự năm 2008 Nghị định số 74/2009/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án Dân sự năm 2008
Thông tư số 01/2017/TT-BTP Về quản lý kho vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự Thông tư số 01/2017/TT-BTP Về quản lý kho vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự
Nghị định 80/2011/NĐ-CP Quy định các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù Nghị định 80/2011/NĐ-CP Quy định các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù
Nghị định 47/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng về vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng Nghị định 47/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng về vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng
Nghị định 76/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đặc xá Nghị định 76/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đặc xá
Nghị định số 58/2009/NĐ-CP Hướng dẫn một số điều của luật thi hành án dân sự năm 2008 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP Hướng dẫn một số điều của luật thi hành án dân sự năm 2008
Nghị định 47/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2011/NĐ-CP Về ti hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc Nghị định 47/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2011/NĐ-CP Về ti hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc
Nghị định 64/2011/NĐ-CP Quy định việc thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh Nghị định 64/2011/NĐ-CP Quy định việc thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh
Nghị định 61/2009/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh Nghị định 61/2009/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh
Nghị định số 62/2015/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Thi hành án dân sự năm 2014 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Thi hành án dân sự năm 2014
Nghị định 94/2010/NĐ-CP Quy định về tổ chức cai nghiện ma tuý tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng Nghị định 94/2010/NĐ-CP Quy định về tổ chức cai nghiện ma tuý tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng
Luật Thi hành án năm 2008 Luật Thi hành án năm 2008
Nghị định 82/2011/NĐ-CP Quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc Nghị định 82/2011/NĐ-CP Quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc
Nghị định 59/2012/NĐ-CP Về theo dõi tình hình thi hành pháp luật Nghị định 59/2012/NĐ-CP Về theo dõi tình hình thi hành pháp luật
Luật 64/2014/QH13 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự Luật 64/2014/QH13 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự
Nghị định 117/2011/NĐ-CP Quy định về tổ chức quản lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân Nghị định 117/2011/NĐ-CP Quy định về tổ chức quản lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân
Nghị định 09/2012/NĐ-CP Quy định về tổ chức quản lý và các chế độ đối với người lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh theo quy định của luật thi hành án hình sự Nghị định 09/2012/NĐ-CP Quy định về tổ chức quản lý và các chế độ đối với người lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh theo quy định của luật thi hành án hình sự
Nghị định 57/2010/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển Nghị định 57/2010/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển
Nghị định 92/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật tương trợ tư pháp Nghị định 92/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật tương trợ tư pháp