Thoả thuận trả tiền thi hành án cho ngân hàng
30/03/2017 16:23
Câu hỏi:
Tôi xin hỏi do cần vốn làm ăn nên năm 2006 tôi nhờ Công ty A đứng ra vay vốn hộ 200 triệu để làm ăn, không ngờ Công ty A này lại vay tổng số nợ là 950 triệu và không có khả năng trả nợ và giải thể doanh nghiệp, tổng số nợ đến năm 2010 là 1,6 tỷ ngân hàng đã khởi kiện và chuyển hồ sơ qua bên thi hành án.
Tôi đã đứng ra trả 500 triệu rồi gốc còn nợ 450 triệu và lãi, tôi xin hỏi có cách nào xin thỏa thuận trả thêm 700 triệu nữa để thanh lý hợp đồng hay không, có mẫu đơn nào xin giảm nợ không?
Tôi xin cảm ơn!
Trả lời:
Công ty Luật Bảo Chính, Đoàn Luật sư Hà Nội tư vấn như sau:
Do nội dung bạn nêu chưa thực sự rõ ràng một số tình tiết, bản án tuyên như thế nào, nên chúng tôi không trả lời chính xác cụ thể được.
Tuy nhiên, chúng tôi hiểu nội dung bạn nêu theo hai trường hợp sau đây:
1. Trường hợp thứ nhất:
Bạn nhờ công ty A vay vốn 200 triệu đồng nhưng công ty A vay 950 triệu đồng của ngân hàng, như vậy chúng tôi hiểu là về mặt pháp lý hợp đồng vay tiền này được ký giữa công ty A và ngân hàng. Vì thế nghĩa vụ trả nợ trực tiếp cho ngân hàng thuộc về công ty A, còn bạn phải trả nợ công ty A theo một quan hệ pháp luật khác với quan hệ vay tiền giữa công ty A và ngân hàng.
Nếu ngân hàng đã khởi kiện và bản án tuyên Công ty A phải trả nợ thì về nguyên tắc công ty A là người phải thi hành án, bạn không là người phải thi hành án. Bạn đã đứng ra trả cho ngân hàng 500 triệu đồng là thi hành án thay cho Công ty A, chứ không phải nghĩa vụ thi hành án của bạn. Công ty A đã giải thể không có tài sản thì việc thi hành án có thể đương nhiên kết thúc do có “quyết định trả lại đơn yêu cầu thi hành án” theo quy định tại khoản 3 Điều 54 Luật Thi hành án dân sự, vì người phải thi hành án không còn tài sản để thi hành án theo Điều 51 Luật Thi hành án dân sự năm 2008.
2. Trường hợp thứ hai:
Trường hợp bản án tuyên bạn phải trả tiền cho ngân hàng, thì nếu bạn không tự nguyện thi hành án nốt phần còn lại sẽ bị cưỡng chế thi hành án, trừ trường hợp bạn và ngân hàng thoả thuận được với nhau về việc thi hành án.
Nội dung thoả thuận như thế nào, bạn cần liên hệ trực tiếp với ngân hàng để thống nhất. Về việc xin miễn, giảm nợ vay ngân hàng, bạn cần trực tiếp đến ngân hàng đề nghị được xém xét và hướng dẫn về mẫu đơn đó.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp bạn quan tâm, nếu còn vướng mắc bạn có thể hỏi tiếp hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn chi tiết.
Chúc bạn mạnh khỏe và thành công!
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại... xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.
Do nội dung bạn nêu chưa thực sự rõ ràng một số tình tiết, bản án tuyên như thế nào, nên chúng tôi không trả lời chính xác cụ thể được.
Tuy nhiên, chúng tôi hiểu nội dung bạn nêu theo hai trường hợp sau đây:
1. Trường hợp thứ nhất:
Bạn nhờ công ty A vay vốn 200 triệu đồng nhưng công ty A vay 950 triệu đồng của ngân hàng, như vậy chúng tôi hiểu là về mặt pháp lý hợp đồng vay tiền này được ký giữa công ty A và ngân hàng. Vì thế nghĩa vụ trả nợ trực tiếp cho ngân hàng thuộc về công ty A, còn bạn phải trả nợ công ty A theo một quan hệ pháp luật khác với quan hệ vay tiền giữa công ty A và ngân hàng.
Nếu ngân hàng đã khởi kiện và bản án tuyên Công ty A phải trả nợ thì về nguyên tắc công ty A là người phải thi hành án, bạn không là người phải thi hành án. Bạn đã đứng ra trả cho ngân hàng 500 triệu đồng là thi hành án thay cho Công ty A, chứ không phải nghĩa vụ thi hành án của bạn. Công ty A đã giải thể không có tài sản thì việc thi hành án có thể đương nhiên kết thúc do có “quyết định trả lại đơn yêu cầu thi hành án” theo quy định tại khoản 3 Điều 54 Luật Thi hành án dân sự, vì người phải thi hành án không còn tài sản để thi hành án theo Điều 51 Luật Thi hành án dân sự năm 2008.
2. Trường hợp thứ hai:
Trường hợp bản án tuyên bạn phải trả tiền cho ngân hàng, thì nếu bạn không tự nguyện thi hành án nốt phần còn lại sẽ bị cưỡng chế thi hành án, trừ trường hợp bạn và ngân hàng thoả thuận được với nhau về việc thi hành án.
Nội dung thoả thuận như thế nào, bạn cần liên hệ trực tiếp với ngân hàng để thống nhất. Về việc xin miễn, giảm nợ vay ngân hàng, bạn cần trực tiếp đến ngân hàng đề nghị được xém xét và hướng dẫn về mẫu đơn đó.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp bạn quan tâm, nếu còn vướng mắc bạn có thể hỏi tiếp hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn chi tiết.
Chúc bạn mạnh khỏe và thành công!
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại... xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.
Luật sư tư vấn luật, Tư vấn luật thi hành án, tư vấn thi hành án, Bản án, thi hành án, luật thi hành án, cưỡng chế thi hành án, hoãn thi hành án, điều kiện thi hành án, ủy quyền thi hành án, luật sư Hà Nội, công ty luật, tài sản thi hành án, quyết định thi hành án, yêu cầu thì hành án, tạm hoãn thi hành án, tài sản để thi hành án, tài sản thi hành án